Bệnh võng mạc mắt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tình trạng khỏng insulin và kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose ở bệnh nhân tha nguyên phát có rối loạn glucose máu lúc đói (Trang 26 - 27)

Bệnh võng mạc mắt do tăng glucose máu là nguyên nhân hàng đầu của tổn thương thị giác và gây mù lòa. Theo ước tính có khoảng 86% bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và 33% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị mù [1], [40]. Bệnh võng mạc ĐTĐ cũng là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa ở những người đang ở độ tuổi lao động ở Tây Âu. Nguy hiểm hơn mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống nhưng kết quả đạt được còn rất kém. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ tiếp tục tăng và tỷ lệ mới mắc bệnh hàng năm vẫn chưa giảm. Tần suất của bệnh võng mạc tăng lên theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ và cũng liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như nồng độ glucose máu, THA và rối loạn lipid máu, tuổi, béo phì… [40]. Không chỉ ở những bệnh nhân ĐTĐ, mà ngay ở giai đoạn tiền ĐTĐ (RLGLĐ và RLDNG) bệnh đã xuất hiện. Nghiên cứu của Robyn J [57] cho thấy tỷ lệ bệnh võng mạc ở nhóm đã được chẩn đoán ĐTĐ từ trước là 21,9%, ở nhóm mới được chẩn đoán ĐTĐ là 6,2% và đặc biệt ở nhóm tiền ĐTĐ (RLGLĐ và RLDNG) là 6,7%.

Triệu chứng và phân loại tổn thương

 Giai đoạn sớm nhất được biểu hiện bằng các vi phình mạch (microaneuryms) và các chấm và nốt xuất huyết (dot/blot hemorrhages) trong võng mạc. Nếu có tổn thương mạch gây rò rỉ sẽ gây phù hồng điểm và làm thị lực giảm đột ngột.

Bệnh võng mạc không tăng sinh

Đây là thể trung gian giữa thể không tăng sinh và thể tăng sinh (prolifirative) và cũng được gọi là thể tiền tăng sinh (preproliferative) vì khi xuất hiện thể này bệnh cũng nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tăng sinh. Các tổn thương của giai đoạn này bao gồm: Các mạch máu nhỏ bị kéo dài ra. Đây là dấu hiệu sớm của các mạch máu tăng sinh của võng mạc. Tĩnh mạch cũng có thể giãn, quanh co, gấp khúc và không đều về khẩu kính.

- Các tổn thương màu trắng thường được ví dụ "đám bông gòn" (cotton - woll spots), hậu quả của thiếu máu do nhồi máu trong vòng của đĩa thị.

- Tổn thương chuỗi hạt của mạch thị giác.

Bệnh võng mạc không tăng sinh có thể nhanh chóng chuyển thành bệnh võng mạc tăng sinh lúc đó sẽ đe doạ thị giác.

Bệnh võng mạc tăng sinh

Bệnh võng mạc tăng sinh ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, nhưng các mạch máu phát triển và bám vào bao sau của dịch kính, co kéo gây nguy cơ giảm thị lực tăng dần lên. Tốc độ phát triển của mạch máu tân tạo cũng khác nhau. Một số trường hợp phát triển rất chậm, thậm chí thói triển tự nhiên. Nhưng một số trường hợp lại tiến triển rất nhanh và gây tổn tại thị lực. Những mắt có mạch tân tạo bằng khoảng 1/4 diện tích đĩa thị, và những mắt có mạch máu tân tạo xuất huyết trước võng mạc hoặc trong dịch kính là có nguy cơ cao.[73]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tình trạng khỏng insulin và kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose ở bệnh nhân tha nguyên phát có rối loạn glucose máu lúc đói (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w