Sự trao đổi nhãn

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tử viễn thông chuyển mạch nhãn (Trang 37)

Nhãn bị thay đổi giá trị khi gói truyền qua miền chuyển mạch nhãn. Mỗi LSR chấp nhận một gói đi vào và thay đổi giá trị của nhãn trước khi nó gửi gói tới nút tiếp theo trong tuyến đường định tuyến. Hoạt động này gọi là thay đổi nhãn.

User 191.168.1.2 Switch A Nhãn 21 Nhãn 30 Switch B Nhãn 21 Switch C Nhãn 55 User 191.168.1.1 Hình 3.8. Trao đổi nhãn

Hình vẽ miêu tả đường đi trong bảng chuyển mạch nhãn cho một LSP giữa các người dùng 191.168.1.2 và 191.168.1.1. Trong đó:

Nhãn 21 : Định danh LSP giữa người dùng 191.168.1.2 với switch A 21.a : giao diện đầu ra tại 191.168.1.2

21.b : giao diện đầu vào tại switch A

Nhãn 30 : Định danh LSP giữa switch A với switch B

a a b - - d a - - c d - - a c 191.168.1.2 =21.a 21.b-30.d 30.a-21.c 21.d-55a 191.168.1.1 =55.c

30.d : giao diện đầu ra tại switch A 30.a : giao diện đầu vào tại switch B

Nhãn 21 : Định danh LSP giữa switch B với switch C 21.c : giao diện đầu ra tại switch B

21.d : giao diện đầu vào tại switch C

Nhãn 55 : Định danh LSP giữa switch C với người dùng 191.168.1.1 55.a : giao diện đầu ra tại switch C

55.c : giao diện đầu vào tại 191.168.1.1 Một số chú ý đối với ví dụ trên:

- Thứ nhất, việc liên kết các nhãn với FEC phải thực hiện tại mỗi trạm tham gia trong LSP.

- Thứ hai, một nhãn được tương đương với giao diện đầu ra bên gửi và giao diện đầu vào bên nhận. Khi các nhãn đã được liên kết, chúng có thể sử dụng lại tại giao diện của các switch hoặc trạm người dùng. Trong một ý nghĩa thì các chỉ số giao diện tại một switch diễn tả các nhãn nội bộ đối với kết nối này.

- Thứ ba, sự lựa chọn các nhãn là vấn đề giữa người dùng và switch liền kề nó hoặc giữa các switch liền kề. Do vậy, không có yêu cầu nào đòi giữ các nhãn rõ ràng trong các giao diện và khi đi qua mạng (ví dụ nhãn 21 được dùng hai lần).

- Thứ tư, ví dụ chỉ ra việc liên kết nhãn (giữa các nút) là theo một chiều duy nhất. Khi có sự liên kết theo hai hướng thì phải dùng bảng chuyển mạch nhãn. Ví dụ, khi lưu lượng được truyền từ switch C sang switch B thì bảng chuyển mạch nhãn sẽ hiện ra như sau:

Nhãn 21 : Định danh LSP giữa switch C với switch B 21.d : giao diện đầu ra tại switch C

21.c : giao diện đầu vào tại switch B

Tuy nhiên, một vài hoạt động chuyển mạch nhãn không cho phép hoạt động nhãn theo hai hướng. Điều này nghĩa là một kết nối hai hướng phải có các liên kết cho mỗi hướng của kết nối.

CHƯƠNG 4. CHUYỂN MẠCH VÀ CHUYỂN TIẾP NHÃN

Một trong những điều khó hiểu nhất của các kỹ thuật chuyển mạch, định tuyến và chuyển tiếp đang được tìm hiểu đó là ý nghĩa của các thuật ngữ này. Các nhà kinh doanh, các nhóm tiêu chuẩn và các nhà cung cấp dịch vụ thường gắn các ý nghĩa khác nhau cho các thuật ngữ này. Ta cũng phải giải quyết sự khác nhau giữa định tuyến và chuyển tiếp. Trong chương này ta phải làm sang tỏ khái niệm chuyển mạch và chuyển tiếp bằng cách đưa ra phân loại vấn đề này.

Chương này cung cấp các tài liệu về giao thức chuyển mạch thẻ của Cisco bởi hai lý do. Thứ nhất, nó cung cấp một ví dụ tốt cho hoạt động chuyển mạch nhãn thực tế và thứ hai nó thiết lập nền tảng cho các nguyên lý hoạt động của MPLS.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tử viễn thông chuyển mạch nhãn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w