Cùng với tín ngưỡng thờ Thổ Cơng, người Thổ ở xã Nghĩa Phúc cũng có tín ngưỡng thờ Thần Tài chịu ảnh hưởng từ người Việt. Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình người Thổ đều cúng rất chu đáo, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần
79
Tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.
Sự tích của Thần Tài: có nhiều sự tích nhưng dân gian thường nhắc hai sự tích sau đây:
Thần Tài là một cơ gái tên là: Như Nguyện (có nơi gọi là Như Ý). Ngày xưa, có một lái bn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự bn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn. Một hơm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.
Kể từ đó, việc bn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ. Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần Tài. Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần Tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần Tài khơng cịn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.
Do sự tích này, người Việt có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, còn người Thổ ở xã Nghĩa Phúc chỉ kiêng vào ngày mùng Một, sợ Thần Tài khơng có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.
Nhưng trong thực tế, người ta thường gọi là Ông Thần Tài chứ không ai gọi là Bà Thần Tài, nên ngồi sự tích Thần Tài là cơ gái Như Nguyện cịn có thêm nhiều vị thần khác như Thần Tài là ông Triệu Cơng Minh.
Ơng Triệu Công Minh là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ơng già tên là Triệu Cơng Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế
80
nhưng ơng lão có ni một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ơng phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tính rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn khơng hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ơng lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về ni chó và vịt. Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, cịn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho Triệu Công Minh. Triệu Công Minh trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tính xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên Ngoại cảm thấy rất xấu hổ. Triệu Công Minh thông cảm, giúp cho lão Viên Ngoại một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên Ngoại quen tính tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên Ngoại lại sinh ác tâm, thấy Triệu Công Minh giàu lớn như vậy bèn tính giết Triệu Cơng Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên Ngoại thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu Công Minh cháy ra tro, nhưng Triệu Công Minh không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên Ngoại, tất cả vàng bạc của Triệu Cơng Minh đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miếu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần Tài miếu.
Thần Tài ở Việt Nam không xác định thời điểm thờ tự cụ thể. Người Việt thờ Thần Tài trong nhà nên thường sát nhập Thần Tài với các thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo. Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một
81
thoi vàng xuồng. Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa - vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hồng nhà cửa, sửa soạn cho ơng sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Khác với người Việt, người Thổ ở xã Nghĩa Phúc không thờ Thần Tài ở trong nhà mà thờ chung với Thổ Cơng ở cột Thiên Đài phía ngồi sân. Như đã nói ở trên cột Thiên Đài gồm một cột trụ bằng gỗ, ở trên bà một tấm gỗ hình vng có đường kính khoảng 50 đến 60 cm là nơi bày biện đồ lễ. Những gia đình có điều kiện có thể dựng Thiên Đài bằng gạch và xi măng, xung quanh có chạm khắc rồng hoặc hoa sen.
Do nền kinh tế thuần nông, nguồn thu chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp nên người Thổ luôn mong muốn các sản phẩm ngư ngô, khoai, sắn, lúa gạo, rau quả mang lại nguồn thu khá giả cho gia đình. Hoạt động trao đổi buôn bán nông sản thường được giao dịch tại các buổi chợ phiên, nếu với số lượng lớn thì các thương lái có thể thu mua tại nhà. Tuy nhiên, đối với người nông dân chợ phiên vô cùng quan trọng cho việc trao đổi mua bán. Chợ phiên ở xã Nghĩa Phúc chỉ họp cách nhật vào ngày chẵn vì thế dù là một mớ rau, một quả cà người dân cũng chờ đến buổi chợ mới hái và mang đi bán. Để mong cho buổi chợ được buôn may bán đắt người Thổ không quên thắp hương cầu khấn Thần Tài phù hộ trước khi ra chợ. Người khấn thường là người phụ nữ trong gia đình vì người phụ nữ là người chịu trách nhiệm việc chợ búa, mua bán trong gia đình. Vì điều kiện kinh tế eo hẹp nên lễ vật cúng Thần Tài đơn giản chỉ có nước, trầu cau, và quả có sẵn trong vườn. Bài cúng
82
cũng hết sức ngắn ngọn chỉ vẻn vẹn trong vài ba câu, nội dung là cầu mong Thần Tài phù hộ cho buổi chợ mua may bán đắt.
Cụ bà Trương Thị Nhờ cho biết: “Cũng không biết việc thờ cúng Thần Tài bắt nguồn từ khi mô (khi nào) nhưng từ trước đến dừ (giờ) tui (tôi) chưa khi mô quên thắp hương cầu khấn trước khi ra chợ cả”. Có thể nhiều người sẽ cho rằng việc buôn bán là do vía từng người, do cái duyên mua bán, nhưng đối nhưng đối với người Thổ ở xã Nghĩa Phúc, niềm tin vào thần linh vẫn được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Tiểu kết chương 2
Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, dân tộc Thổ miền Tây xứ Nghệ nói chung và người Thổ xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ nói riêng đã tạo lập được một nền văn hóa giàu bản sắc. Tín ngưỡng thờ thần của tộc người Thổ trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển đã cho thấy được tầm quan trọng của nó trong đời sống tâm linh của tộc người.
Tính chất đa thần trong tín ngưỡng của người Thổ được biểu hiện qua việc thờ phụng các vị thần khác nhau bao gồm cả Nhân thần và Nhiên thần. Hoạt động thờ Đức Ông Lê Mạnh Đại tướng quân thể hiện tính cộng đồng, tinh thần đồn kết của cộng đồng người Thổ ở xã Nghĩa Phúc và người Thổ cư trú tại xác xã lân cận như Giai Xuân, Đồng Văn, Tiên Kỳ. Tham gia cúng bái tại đền Đức Ơng khơng chỉ là người Thổ mà những năm gần đây cịn thu hút đơng đảo người Kinh trong vùng cùng tham gia.
Từ những tín ngưỡng dân gian mang tính bản địa như tín ngưỡng thờ Sơn thần đến những tín ngưỡng có nguồn gốc từ người Việt như thờ thần Thổ Công, Thần Tài đều có sự dung hịa để phù hợp với điều kiện sống.
83
CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CỦA NGƯỜI THỔ Ở XÃ NGHĨA PHÚC,
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN