Triệu chứng cận lâm sàng (X – quang)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x – quang và kết quả nội soi thanh khí phế quản gắp dị vật của dị vật đường hô hấp dưới hạt thực vật (Trang 49 - 50)

Trong số 93 trường hợp DVĐHHD hạt thực vật có:

Đa số bệnh nhân (72/93 ca; 77,4%) có phim X – quang phổi bình thường. Ngoài ra có thể thấy các hình ảnh X – quang của biến chứng ở phổi do dị vật gây ra (21/93 ca; 22,6%).

*Khí phế thũng: 2/93 ca (2,2%) chỉ gặp ở một bên phổi phải hoặc trái. *Viêm phế quản: 14/93 ca (14%)

Hình ảnh viêm phế quản thường gặp ở những bệnh nhân đến viện muộn, có thể gặp ở những bệnh nhân đến viện sớm do mắc dị vật là hạt có dầu như hạt lạc.

*Viêm phổi: 4/93 ca (4,3%), gặp ở bệnh nhân đến trước 7 ngày với các dị vật là hạt lạc, hạt đỗ tương, hạt ngô.

Như vậy, dị vật hạt thực vật không cản quang nên trên phim X – quang không thấy hình ảnh dị vật. Chụp X – quang tuy không có giá trị chẩn đoán xác đinh rõ rệt nhưng giúp cho chẩn đoán biến chứng do dị vật gây ra.

4.1.9. Chẩn đoán của tuyến trước

Chẩn đoán đúng: 76,3%.

Chẩn đoán không đúng hoặc khi chẩn đoán ra đã muộn ≥ 7 ngày (dị vật bỏ quên): 23,7%.

Tỷ lệ này ở DVĐHHD nói chung: theo Black [22] (1984) là 21%; Phan Công Ánh [1] là 20%.

Tuy nhiên mặc dù tuyến dưới chẩn đoán đúng nhưng hoặc là không điều trị gì hoặc là chỉ điều trị nội khoa hay đặt nội khí quản để cấp cứu bệnh nhân, không soi gắp dị vật, hoặc có soi nhưng không gắp được dị vật đều phải gửi lên tuyến trung ương.

Những trường hợp chẩn đoán không đúng hay bệnh nhân đến muộn do chẩn đoán nhầm sang bệnh khác như viêm phế quản, hen phế quản do HCXN không rõ, thoáng qua, thầy thuốc không nghĩ đến DVĐHHD hoặc gia đình hoặc bệnh nhân chủ quan, không đi đến viện khám trong những ngày đầu sau mắc DVĐHHD.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x – quang và kết quả nội soi thanh khí phế quản gắp dị vật của dị vật đường hô hấp dưới hạt thực vật (Trang 49 - 50)