Luận án dùng các phương pháp hiệu khám, đối hiệu văn

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. (Trang 28)

bản học, điền dã và phương pháp liên ngành… để nghiên cứu về văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Tác phẩm được lưu trữ tại 3 nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội; Thư viện Quốc gia, Hà Nội và Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt với hiện trạng mỗi nguồn không được đầy đủ nội dung. Chúng tôi đã lần lượt khảo cứu văn bản từ các nguồn, xác định tư liệu mộc bản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV là thiện bản để phục vụ công tác nghiên cứu. Đây là tư liệu gốc được tàng bản tại Quốc Sử quán triều Nguyễn, tức là cùng thời đại với tác giả và trải qua biến thiên thời cuộc. Vì vậy, mộc bản là nguồn tư liệu quý giá và mức độ chính xác dường như là tuyệt đối. Chúng tôi tiến hành công tác hiệu điểm, hiệu đối và bổ khuyết cho thiện bản để đạt nội dung hoàn bị nhất phục vụ cho nghiên cứu của luận án và các nghiên cứu trong tương lai. Luận án cũng đã tiến hành khảo cứu cấu trúc nội dung từng quyển. Số lượng bài thơ trong tác phẩm là 157 thủ (chương/ bài), đúng với số lượng được Nội các nêu trong lời Biểu dâng sách và đối chiếu với tổng nguồn Thiệu Trị Ngự chế thi với nội dung tương thích đầy đủ, đảm

bảo tính nhất thống của tác phẩm.

Luận án cũng giới thiệu sơ lược tiểu sử của những đại thần Nội các trong hội đồng biên tập, khảo hiệu, viết chữ, khắc in nhằm mục đích tơn vinh cơng lao của tiền nhân và đề xuất khi nghiên cứu về tác giả của một tác phẩm Hán Nôm cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu đến những nhân vật với tư cách là người biên soạn, biên định, san khắc, khảo hiệu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w