KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn áo jacket tại Trung tâm thưc hành may Trường Đại học Dệt May HÀ Nội (Trang 33 - 37)

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là quá trình xem xét, đánh giá một hay nhiều đặc tính của sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật cho trước để đưa ra nhận xét đúng nhất, khách quan nhất. Đó là q trình đóng vai trị quan trọng và cần thiết, địi hỏi người kiểm tra phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có cái nhìn khách quan chân thật nhất. Quá trình kiểm tra giúp phát hiện những sai hỏng, sớm tìm ra ngun nhân và có cách khắc phục kịp thời. Giúp ngăn chặn sản phẩm bị sai hỏng hàng loạt, ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín của cơng ty và tiết kiệm được chi phí sản xuất

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành xuyên suốt trong quá trình từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện sản phẩm, với tiêu chí “cơng đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước”.

- Kiểm tra nguyên phụ liệu - Kiểm tra mẫu

- Kiểm tra từng cơng đoạn - Kiểm tra hồn thiện sản phẩm

4.1. Quy trình kiểm tra:

- Kiểm tra từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ trước ra sau của sản phẩm.

+ Kiểm tra tổng quan mặt trước, sau. + Kiểm tra túi có êm phẳng - giằng túi.

+ Mở khóa sản phẩm, kiểm tra mặt trong đáp mác, ve nẹp. + Kiểm tra cổ, điểm đối xứng vai con từ trái sang phải. + Lật sản phẩn kiểm tra đường cổ chính.

+ Kiểm tra các đường đề cúp.

+ Kéo khóa, đặt sản phẩm êm và kiểm tra các chi tiết. + Kiểm tra các đường may tra tay có bị cầm khơng. + Kiểm tra tay có bị vặn hay khơng.

32 + Kiểm tra độ êm phẳng của gấu áo.

- Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau quá trình may là việc rất cần thiết. Nhằm đánh giá được giá trị của sản phẩm và nhận ra rõ các sai hỏng trong quá trình may rồi đưa ra các biện pháp sửa chữa và cải tiến. Kiểm tra chất lượng sản phẩm thường sẽ có 2 cách để kiểm tra: Kiểm tra chuyền và kiểm tra đơn chiếc.

+ Kiểm tra chuyền: Kiểm tra chuyền là cách kiểm tra trong q trình may

trên chuyền. Mỗi cơng đoạn may phải tự kiểm tra sản phẩm của mình xem đúng chưa và phải sửa ngay khi phát hiện lỗi sai hỏng, hoặc ta sẽ kiểm tra ở một công đoạn cố định trong chuyền như kiểm tra ở công đoạn tra cổ hoặc ở công đoạn tra tay. Một ngày sẽ kiểm tra với tần suất 2 lần. Rồi kiểm tra ở cuối chuyền 100% sản phẩm. Mỗi cơng đoạn sẽ có quy định, phương pháp kiểm tra riêng.

+ Kiểm tra đơn chiếc: Người may áo sẽ tự kiểm tra tất cả các cơng đoạn

may của mình, kiểm từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ trước ra sau theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

4.2. So sánh kiểm tra chuyền và kiểm tra đơn chiếc:

Kiểm tra chuyền Kiểm tra đơn chiếc

Giống nhau

- Đều kiểm tra theo trình tự

- Dựa vào tiêu chuẩn kĩ thuật và tài liệu khách hàng để kiểm tra.

Khác

Người kiểm tra

- Kiểm tra đầu chuyền, cuối chuyền, giữa chuyền do QC, KCS, kỹ thuật chuyền, công nhân kiểm tra.

- Do giáo viên, sinh viên kiểm tra.

- Sinh viên tự nhận xét và đánh giá sản phẩm may sau khi hồn thiện.

Q trình kiểm tra

- Kiểm tra từ nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm khi vào chuyền đến các công đoạn

- Cá nhân phải tự kiểm tra tồn bộ q trình may sản phẩm và tự chịu trách

33

nhau trên chuyền đến khi hoàn thiện sản phẩm.

nhiệm về sản phẩm của mình.

Yêu cầu

- Kiểm tra cơng đoạn của mình, người may công đoạn sau kiểm tra lại công đoạn trước.

- Công nhân phải hiểu yêu cầu kỹ thuật công đoạn trước và sau cơng đoạn của mình để kiểm tra.

- Tự kiểm tra toàn bộ các cơng đoạn và hồn thiện sản phẩm

- Người may phải nắm được yêu cầu kỹ thuật của toàn bộ sản phẩm may.

Thời gian

- Tiết kiệm thời gian vì dễ phát hiện ra lỗi và sửa ngay.

- Mất nhiều thời gian kiểm tra hơn vì phải tự kiểm tra tất cả các bộ phận.

=> Qua so sánh, ta có thể thấy được sự khác nhau giữa kiểm tra chuyền và kiểm tra đơn chiếc. Việc kiểm tra chuyền sẽ dễ phát hiện sai hỏng, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn kiểm tra đơn chiếc. Tuy nhiên, kiểm tra chuyền với số lượng nhiều nên khó kiểm sốt, nhiều người cùng chịu trách nhiệm cịn kiểm tra đơn chiếc chỉ người may tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình.

34

4.3. Phương pháp kiểm tra từng bộ phận: STT Vị trí kiểm tra Nội dung kiểm tra STT Vị trí kiểm tra Nội dung kiểm tra

Bước 1 Lần lót - Lộn mặt trái áo để kiểm tra lần lót bên trong áo. Kiểm tra đáp mác đã êm phẳng, cân đối, dây treo ghim đúng thông số, quy cách, yêu cầu kỹ thuật chưa. Ve nẹp êm phẳng, đối xứng; lót thừa hay thiếu so với lần chính.

- Kiểm tra xem đã chặn giằng nách, lót túi chắc chắn, đúng vị trí hay chưa.

Bước 2 Cổ áo - Đặt êm cổ áo xuống mặt bàn xác định xem cổ áo có bị bùng, vặn; mí sống cổ có cợp, lé ngược, bản cổ đúng dáng chưa.

- Gấp đôi cổ để kiểm tra đối xứng 2 đầu bản cổ, họng cổ.

Bước 3 Cụm thân trước (Túi cơi ngực, túi cơi sườn, khoá nẹp)

- Đặt phẳng áo xuống mặt bàn, kéo khoá áo đến hết cổ, kiểm tra hai thân trước bằng nhau, hai túi bên sườn đối xứng, túi cơi ngực đúng vị trí, êm phẳng, góc túi vng, khố đúng chiều,có bị sóng, ngược lót, sai phương pháp may không.

- Kiểm tra xem khoá êm phẳng, sơng khố đúng quy cách, tra khoá phải đối xứng các điểm đầu cổ, họng cổ, túi; khố có bị sóng, đường mí khố êm phẳng, đúng quy cách chưa.

Bước 4 Tay áo phía trước, phía sau, vòng nách, cửa tay

- Gập đầu sườn và vòm nách theo làn đầu tay, cầm đầu vai và đầu sườn kéo căng, sau đó để êm nhận xét tra tay có bị cầm, nhăn hay thừa thiếu, có bị xoắn, đường may đã êm phẳng hay bị gãy khúc; đường mí vịng nách đã êm phẳng, đúng quy cách hay chưa.

35

- Nhận xét cửa tay may chun gập liền may lên chun đã đều, đúng phương pháp, quy cách yêu cầu kỹ thuật chưa.

Bước 5 Thân sau, sườn - Kiểm tra các đường may sườn, bụng tay êm phẳng, ngã tư gầm nách có gặp nhau không. Đường may êm phẳng hay nhăn rúm sổ tuột.

Bước 6 Gấu áo - Kiểm tra gấu êm phẳng, đều, đúng thông số quy cách hay gấu vặn, võng, đầu gấu không đối xứng hai bên.

Bước 7 Vệ sinh công nghiệp

- Kiểm tra sản phẩm đã sạch chỉ, xơ vải, nét phấn, là phẳng sau khi hoàn thiện chưa.

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn áo jacket tại Trung tâm thưc hành may Trường Đại học Dệt May HÀ Nội (Trang 33 - 37)