Thứ nhất, liên hệ thực tiễn hoạt động chính sách văn hóa: thực tiễn xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Chưa phát huy hết vai trị, tiềm năng của văn hóa đóng góp vào sự phát triển của đất nước, ở một số nơi chưa thực sự đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế, xã hội; cơng tác tổ chức thực hiện chủ trương, quan điểm phát triển văn hóa ở một số lĩnh vực, địa phương cịn hạn chế, cơ chế chính sách cịn bất cập, đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, một số thiết chế văn hóa chưa sử dụng có hiệu quả; việc thu hẹp khoảng cách hưởng thụ về văn hóa giữa các vùng miền, đặc biệt những nơi khó khăn cịn chậm. Số lượng tác phẩm văn hóa có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển văn hóa, đồng thời vẫn cịn khơng ít tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp.
Thứ hai, liên hệ thực tiễn hoạt động chính sách giáo dục:
Giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: thực hiện giáo dục tồn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức cơng dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Việt Nam; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: Khoa học giáo dục còn lạc hậu. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quản lý giáo dục cịn nhiều bất cập; kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế...