Xu hướng sau dịch bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài trên thế giới (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC

3.2 Xu hướng sau dịch bệnh

COVID-19 đã khiến cho sinh viên quốc tế phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về tương lai của mình.Có nhiều kế hoạch cho tương lai được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát của StudyPortals với sự tham gia của 401 sinh viên quốc tế, phần lớn lựa chọn hoãn học 1 năm (chiếm 59%), nhưng trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay và chưa biết khi nào mới có thể kiểm sốt trên quy mơ lớn, thì đó là lựa chọn mang tính tạm thời; cịn lại, sinh viên lựa chọn học trực tuyến (39%), theo học tại một nước khác với kế hoạch ban đầu (11%), hay học trong nước (23%),....Xu hướng học các chương trình liên kết với các trường đối tác nước ngoài sẽ là xu thế cho giáo dục quốc tế trong thời gian tới.

3.2.1 Theo học tại các trường quốc tế trong nước

 Theo ghi nhận, đã có nhiều du học sinh Việt Nam và du học sinh quốc tế đang ở lại Việt Nam vì lý do dịch COVID-19 kéo dài tại nhiều quốc gia. Việc được tiếp nhận học tiếp tại Việt Nam cũng là cơ hội để các sinh viên tiếp tục con đường học tập, được học theo đúng chương trình đào tạo có sự tương tác với các giảng viên, sinh viên và nghiên cứu thực tiễn, điều mà việc học online trong thời gian qua khơng có được. Do đó, sau khi có thơng tin các trường đại học tại Việt Nam, đặc biệt là các chương trình liên kết, giảng dạy bằng Ngoại ngữ… . Đồng thời việc Việc học tập trong nước có thể sẽ an tồn hơn tại các quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, các trường đại học ở nhiều nơi trên thế giới đang mở các chi nhánh tại Việt Nam, có thể kể đến như Greenwich, RMIT, Swinburne,....

 Ngồi ra, cịn có nhiều học bổng quốc tế dành cho sinh viên, giúp chi phí học tập được giảm bớt phần nào trong thời kì dịch bệnh, kinh tế khó khăn tạo cơ hội cho sinh viên có thể học tập với mơi trường quốc tế, chương trình dạy được biên soạn bởi các trường nước ngồi, được giảng dạy bởi giảng viên nước ngoài ngay tại đất nước của mình với học phí cũng như chi phí ăn ở rẻ hơn nhiều so với ở nước sở tại.

 Một ưu điểm khác đó là, sinh viên theo học tại các trường nước ngoài này sẽ được phát triển tồn diện hơn, do đó có cơ hội được đi thực tập sớm, tại các tập đồn lớn, và vì chất lượng cao hơn so với mặt bằng chung trong nước, khả năng cạnh tranh của sinh viên sẽ cao hơn, với các chứng chỉ quốc tế nhận được trong quá trình theo học, mức lương nhận được cũng cao hơn.

3.2.2 Du học tại các nước châu Á

 So với các nước châu Âu và châu Mỹ, các nước Đơng Á phần nào đó làm tốt hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, do đó đảm bảo sự an tồn cho sinh viên quốc tế tốt hơn trong thời kì dịch bệnh.

 Ngoài ra, chất lượng của các trường đại học tại châu Á, nhất là cá trường tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng ngày càng được cải thiện, có thể đảm bảo chất lượng cho du học sinh không kém các trường đại học ở phương Tây.

3.2.3 Đẩy mạnh phương pháp dạy học trực tuyến (E-learning)

 Dạy và học trực tuyến là một khái niệm còn mới đối với các nước phương Đơng, tuy vậy trong thời kì dịch bệnh này nó lại là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để thích nghi với sự phức tạp của dịch bệnh. Sinh viên có thể theo học từ xa tại các trường nước ngoài mà khơng cần phải di chuyển ra ngồi biên giới quốc gia.

 Với sự phát triển của thời kì cơng nghệ 4.0, ngày càng nhiều các ứng dụng đã và đang được tạo ra và cải tiến hàng ngày để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học trực tuyến của người học. Đây có thể coi là xu hướng của tương lai, giúp cho người học có thể tự chủ về khơng gian và thời gian.

3.2.4 Theo học chuyển tiếp

 Một giải pháp khác được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây đó là du học bán học phần tại các trường có liên kết quốc tế với các trường đối tác nước ngồi. Khi theo học các chương trình này, sinh viên sẽ học một đến hai năm ở các trường trong nước trước khi theo học ở các trường đối tác trong các năm cịn lại.

 Đây là hình thức giúp cho sinh viên phần nào cải thiện được điều kiện đầu vào của các trường quốc tế, ví dụ khả năng ngoại ngữ hay trình độ học thuật mà sinh viên có thể gặp khó khăn khi theo hình thức du học tồn phần. Với q trình theo học trong nước, sinh viên có thể chuẩn bị kĩ về mọi mặt để có những trải nghiệm tốt nhất trước khi theo học ở trường đối tác. Sinh viên được công nhận kết quả học tập bởi các trường đối tác và các chứng chỉ quốc tế có liên quan, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động. Hình thức này đang ngày càng phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, với các đối tác liên kết đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp,Bỉ,...

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự ràng buộc bởi Hiệp định GATS đối với các thành viên của WTO ngày càng sâu rộng thì hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu dịch vụ giáo dục nói riêng có một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào chế độ chính trị và pháp luật Nhà nước mà các quốc gia có các chính sách và cơ chế quản lý giáo dục khác nhau, trong đó có các chính sách về xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng. Có thể thấy với việc áp dụng những chiến lược đúng đắn, xuất khẩu giáo dục đã và đang trở thành khoản thu nhập cao của nhiều nước như Mỹ, Australia, Anh, Trung Quốc, … Song từ cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới, đã khiến lượng sinh viên quốc tế ghi nhận sự sụt giảm và được dự đoán sẽ mất thời gian dài để có thể hồi phục lại. Vậy nên, mỗi quốc gia cần nhìn nhận các xu hướng mới và có những thay đổi phù hợp với tình hình khó khăn thời điểm hiện tại.

Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có những bước tiến trong lĩnh vực xuất khẩu giáo dục dù cho trước kia vốn được xem là việc xa vời. Nhưng không thể phủ nhận được những cơ hội mới đang đem đến cho đất nước ta nhiều điều kiện để trở thành một trong những điểm đến lí tưởng của sinh viên trên tồn thế giới. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có những sách lược đẩy mạnh thị trường xuất khẩu giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục để có thể khẳng định vị thế của mình và có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Institute of International Education – Project Atlas – Oct 2021

:https://www.iie.org/en/Research-and-Insights/Project-Atlas/Explore-Data/Australia  U.S department of State – Institute of International Education –

Opendoordata.org 2021 https://opendoorsdata.org/data/international-

students/enrollment-trends/

U.S department of State – Institute of International Education – Opendoordata.org 2021 https://opendoorsdata.org/data/international-students/all- places-of-origin/

 U.S department of State – Institute of International Education – Opendoordata.org 2021 – International student data from the 2021

https://opendoorsdata.org/data/international-students/leading-places-of-origin/  United Nations Conference on trade and development - Services (BPM6): Exports

and imports by service-category and by trade-partner, annual 2005-2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài trên thế giới (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)