Nghi thức và biểu tượng của trà đạo:

Một phần của tài liệu tài liệu ẩm thực trà (Trang 37)

4. TRÀ ĐẠO, MỘT NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN VĂN HÓA NHẬT BẢN

4.2. Nghi thức và biểu tượng của trà đạo:

4.2.1.Phòng trà (chashitsu). Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Thường khi khách đến, họ không được đến trực tiếp ngay phòng trà mà được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi (machiai). Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn (roji) dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo. Những lối mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Mỗi một thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng. Một vài cây thông tượng trưng cho sự trường thọ. Những cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và sự phục hồi. Một vài tảng đá xếp thẳng hàng làm cho người

xem liên tưởng đến hình ảnh của một thác nước. Tại đây, khách dừng lại dùng nước từ trong bồn đá để rửa tay và miệng. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách hết sức nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người phải cúi mình để đi, một cử chỉ tượng trưng cho sự khiêm tốn. Khi bước vào phòng, khách dừng lại một vài phút để ngắm toàn cảnh của phòng trà với các bình hoa, bình nước nóng, dụng cụ pha trà cùng các vật trang trí. Hoa ở đây thường không được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ là những cành hoa nhánh cỏ được lấy ngay trong vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre treo lơ lửng trên tường. Thoạt nhìn vào tưởng rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận hết những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà.

Một phần của tài liệu tài liệu ẩm thực trà (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)