Câu 53 đến câu 74 : Nỗi nhớ của người đi về cuộc kháng chiến anh hùng, vĩ đạ

Một phần của tài liệu Việt Bắc Tố Hữu Ngữ văn 12 (Trang 30 - 36)

kháng chiến anh hùng, vĩ đại

Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việ Bắc, đoạn thơ dẫn vào khung cảnh Việt abwcs kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những hoạt động sôi nổi, những chiến thắng hịa hùng… Đoạn thơ đã chuyển từ nhịp ru dìu dặt, nhọt ngào, tha thiết của bản tình ca ân nghĩa đậm chất trữ tình sang nhịp điệu sơi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của khúc anh hùng ca tráng lệ hào sảng đậm chất sử thi khi thể hiện nỗi nhớ về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt, hào hùng.

3.4.1/ Câu 53 – 62:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lịng

Ai về ai có nhớ khơng?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, Đèo Giàng Nhớ Sông Lô, nhớ Phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà…

Mở đầu bằng chữ nhớ, kỉ niệm về cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng đã được nhà thơ Tố Hữu tái hiện qua những bức tranh rộng lớn và kì vĩ của những ngày Việt Bắc cùng rừng núi và đất trời đánh giặc. Đến đoạn thơ này, đại từ ta mang nghĩa chúng ta, bao hàm cả người dân Việt Bắc và bộ đội, cán bộ kháng chiến, thậm chí bao hàm cả con người với thiên nhiên, trời đất – nét nghĩa này vừa thể hiện sự đồn kết, gắn bó, vừa làm tăng thêm tầm vóc sử thi cho hình tượng nghệ thuật trong đoạn thơ.

Có thể nhận ra sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động sự trùng điệp của địa hình rừng núi – hình ảnh rừng núi giăng kín trong các chủ ngữ của đoạn thơ từ rừng

cây núi đá đến núi giăng, rừng che, rừng vây… Tất cả lại

dược bao phủ trong Mênh mông bốn mặt sương mù của trời đất khiến người đọc cảm nhận được sự hiểm trở như thiên la địa võng của chiến trường Việt Bắc. Những động từ

đánh, giăng, che, vây đem đến sắc thái nhân hóa cho rừng

núi, tạo ra cảm giác như rừng núi cũng góp sức vào cuộc kháng chiến, rừng núi cùng con người tạo thành sức mạnh to lớn, vững bền ngăn chặn và vây hãm kẻ thù. Đoạn thơ gợi nhắc đến sự kiện chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 khi quân ta dựa vào địa hình hiểm trở của rừng núi đã anh dũng chiến đấu, đạp tan cuộc tấn công lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Như vậy, cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng ta đã có được những yếu tố thuận lợi nhất của thiên thời, địa lợi, nhân hòa khi con người đồng lòng, thiên nhiên chúng sức (Đất trời ta/cả chiến khu/một

lòng).

Trong 4 câu thơ tiếp theo, sau câu hỏi gợi nhớ: Ai về ai có nhớ khơng? Là lời khẳng định quen thuộc: ta về ta nhớ:

Ai về ai có nhớ khơng?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, Đèo Giàng Nhớ Sông Lô, nhớ Phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà…

Những từ nhớ liên tiếp được điệp lại trong các dòng thơ cho thấy nỗi nhớ hịa quyện với niềm phấn khích của chiến thắng đang ào ạt trào dâng trong dịng hồi niệm. Một loạt các địa danh liên tiếp xuất hiện qua phép liệt kê như:

Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô, Phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà… khiến đoạn thơ phảng phất bóng dáng những bài

ca dao xưa (Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam

Định, lụa hàng Hà Đông). Đây cũng đồng thời là những địa

danh gắn với các trận đánh, các chiến dịch lịch sử; nhịp thơ dồn dập như mơ phỏng khí thế thần tốc của qn dân ta trong các chiến thắng vẻ vang, oanh liệt vang dội đầy hào hùng ngày kháng chiến.

3.4.2/ Câu 63-72:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân quân đỏ đuốc từng đồn Bước chân nát đá mn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng

Khung cảnh sơi động của cuộc kháng chiến cịn được nhà thơ tập trung miêu tả qua những dịng hồi niệm về hình ảnh những con đường Việt Bắc ra trận đêm đêm.

Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào sâu sắc: Những đường Việt Bắc của ta. Nếu hình ảnh

Đất trời ta… trong đoạn thơ trên là biểu tượng cho thiên

nhiên, trời đất thì hình ảnh Những đường Việt Bắc trong đoạn thơ này lại hướng đến con người. Câu thơ chan chứa niềm tự hào vì cảm giác được làm chủ những vùng khơng gian rộng lớn của tổ quốc, điều này được thể hiện qua rõ qua việc sử dụng hai từ của ta đầy dõng dạc. Cảm hứng này đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca cách mạng, trong các cụm từ ngữ mang tính chất sở hữu như câu thơ: Mây của ta, trời thẳm của ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Ta đi tới – Tố Hữu), hay câu Trời xanh đây là của chúng

ta/ Núi rừng đây là của chúng ta (Đất nước – Nguyễn Đình

Thi).

Trước hết, Tố Hữu phác họa bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng sơi sục khẩn trương:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Hai câu thơ gợi ra một không gian rộng lớn (những

đường Việt Bắc) và thời gian đằng đẵng (đêm đêm) của

cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Khí thế xung trận được cảm nhận bằn âm thanh rầm rập – từ láy tượng thanh này khong chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà cịn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một lực lượng người đông đảo, hùng hậu cùng hành quân về một hướng. Tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. Tác gải đã dùng hình ảnh so sánh thậm xưng cường điệu Đêm đêm rầm rập như

là đất rung để nêu bật lên sức mạnh đại đoàn kết của quân

dân ta, quyết tâm chến đấu bảo vệ độc lập tự do. Cảm hứng sử thi hào hùng tráng lệ đã khiến sức mạnh kì diệu của con người như được nâng lên tầm vóc vũ trụ. Hình ảnh những đồn người hành quân trong đêm trước hết là một thực tế cảu chiến trường trong những ngày kháng chiến. Bộ đội ta luôn tranh thủ, lấy đêm làm ngày, chuẩn bị mọi mặt cho

những trận đánh hay chiến dịch ngày mai trong đêm. Sự chuẩn bị ấy không phải trong một vài đêm mà là đêm đêm, nghìn đêm – những hình ảnh ước lệ chỉ một thời gian lâu dài của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Từ đó, câu thơ cịn gơi suy ngẫm sâu xa về cuộc kháng chiến trong tầng nghĩa ẩn dụ: đêm đêm, nghìn đêm là hình ảnh của đêm tối gian lao khi cả dân tộc ta kiên cường vượt qua mọi thử thách để chuẩn bị cho một ngày mai lên đầy huy hoàng tươi sáng.

Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận:

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Đó là một hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn. Từ láy điệp điệp trùng trùng đã được tạo thành rất độc đáo bằng việc tách từ ghép điệp trùng và điệp lại từng thành tố cảu từ ghép ấy, khiến cho từ láy này mang màu sắc tăng tiến. Nhờ thế, Tố Hữu khắc họa rõ nét đồn qn đơng đảo bước đi, đội ngũ tề chỉnh, mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào cuồn cuộn, hết lớp này đến lớp khác, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vơ tận.Tuy trang bị vật chất cịn thiếu thốn (chiến sĩ phải đội mũ nan đan bằng tre lợp vải) nhưng đồn qn điệp điệp trùng trùng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở mũi súng của người lính như đang ngời sáng ánh sao. Cũng như hình ảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu, ánh sao

đầu súng là một hình ảnh thực mang vẻ đẹp lãng mạn khi

người lính hành quân trong đêm, những ngôi sao lấp lánh luôn là bạn đồng hành, soi đường dẫn lối, lấp lánh như treo trên đầu súng. Trăng sao luôn là người bạn đồng hành với các chiến sĩ, như Nguyễn Đình Thi từng viết: Ngơi sao nhớ ai mà sao lấp lánh/ soi sáng đường chiến sĩ giữa hàng quân, hay hình ảnh này từng xuất hiện trong một bài thơ

khác của Tố Hữu: Vẫn đôi dép lội chiến trường/ Vẫn vành

mũ lá coi thường hiểm nguy. Ngoài vẻ đẹp lãng mạn hiện ra

trong cảm nhận của thị giác, hình ảnh ánh sao đầu súng cịn có thể là một ẩn dụ, một biểu tượng: đó cịn là ánh sáng của lí tưởng cao cả ngời sáng trong trái tim người lính, soi đường chỉ lối cho các anh đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập

tự do của tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc, con đường ra trận khơng chỉ có những đồn qn vệ quốc mà cịn có những đồn dân cơng:

Dân qn đỏ đuốc từng đồn Bước chân nát đá mn tàn lửa bay

Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát đá đã đem đến ấn tượng về sự đông đảo, về sức mạnh, niềm vui và ánh sáng. Những bó đuốc đỏ rực soi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh những đồn dân cơng tiếp lương tải đạn. Những đoàn người này gồm đủ cả già trẻ trai gái đến từ nhiều miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở gồng gánh đang tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến trường cùng bước đi trong đêm; họ ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như đng soi tỏ dịng người đơng, dài như vơ tận. Dịng người với muôn tàn lửa bay đã gợi ra một cảnh tượng thật hùng tráng, tưng bừng, gợi cả khơng khí vui tươi, náo nức như ngày hội, quả đúng là: Đường ra trận mùa ày đẹp lắm! Thành ngữ có câu Chân cứng đá mềm, Tố Hữu đã sáng tạo chuyển thành Bước chân nát đá. Hình ảnh cường điệu này khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, là cuộc chiến tranh nhân dân, nó phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc để chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta có thể vượt lên trên mọi khó khăn, có thể chiến thắng mọi gian khổ, thử thách. Ở đoạn thơ trên, Tố Hữu đã đưa tới một cảm nhận lớn lao về cuộc kháng chiến khi cả thiên nhiên, rừng núi, đất trời cùng con người đánh giặc – khi Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây và khi Đất

trời ta cả chiến khu một lòng; thì tới đoạn thơ này, nhà thơ

lại ca ngợi sức mạnh kì diệu của con người - với những bước chân rầm rập của đoàn quân, bước chân nát đá của đoàn dân công đã khiến cho mặt đất như rung chuyển. Cảnh tượng cịn hùng vĩ, tráng lệ hơn bởi con người ln bước đi trong một khơng gian chan hịa ánh sáng: ánh sáng lấp lánh của sao trên đầu súng, ánh sáng rực rỡ của những bó đuốc soi đường, ánh sáng nhấp nháy huyền ảo của muôn tàn lửa bay; và đặc biệt là ánh sáng chói lịa từ những ngọn đèn pha của những đồn xe ra trận giữa thăm thẳm sương dày:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Hai câu thơ miêu tả ánh đèn pha của ô tô kéo pháo xuyên thủng màn đêm dày đặc, đấy cũng là một dấu hiệu nữa về sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. Sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi. Đáng chú ý hai câu thơ tạo ra tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: nếu câu thơ trên khắc họa bóng đêm đen tối thăm thẳm gợi kiếp sống nơ lệ của cả dân tộc dưới ách đơ hộ của kẻ thù thì câu dưới lại bừng lên ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng và tương lai đầy tươi đẹp. Trong cả đoạn thơ, người đọc đều cảm nhận đươc sự đối lập này: Tố Hữu đã dùng cả một hệ thống từ, cụm từ chỉ ánh sáng: ánh sao, đỏ đuốc, lửa bay, bật sáng; tương phản với hệ thống từ, cụm từ chỉ bóng tối: đêm đêm, nghìn đêm, thăm thẳm. Với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối, dường như tác giả có dụng ý nêu bật xu thế chiến thắng tất yếu của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hắc ám, đồng thời thể hiện được niềm lạc quan tin tưởng tràn đầy vào ngày mai tươi sáng, hạnh phúc nhất định sẽ tới với dân tộc ta.

Kết quả của những đêm dài gian truân, vất vả ấy là:

Tin vui chiến thắng trăm miền Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng

Cũng như đoạn thơ trên, những dòng thơ này mang đậm chất diễn ca lịch sử, ghi lại những địa danh như Hịa

Bình, Tây Bắc, Điện Biên…, nơi diễn ra những trận đánh

oanh liệt, đặc biệt ghi lại những chiến dịch lớn trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhịp thơ nhanh, dồn dập, sảng khoái, những từ vui được điệp lại trong cả bốn dòng thơ, phép thậm xưng cường điệu, hoán dụ cùng sự nối tiếp các cụm từ: vui về, vui từ, vui lên, những địa danh liên tiếp dồn dập hiện ra theo bước đi dồn dập của chiến thắng - đó là những yếu tố ngơn từ và nghệ thuật đặc sắc - đã góp phần thể hiện thật sinh động khơng khí áo nức, mê say và niềm vui bất tận của quân dân Việt Bắc và của nhân dân cả nước này chiến thắng.

Rõ ràng trang thơ Việt Bắc của Tố Hữu đến đây đã trở thành một bản tổng kết lịch sử về đất nước trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Mỗi dịng thơ

của ơng là một dịng biên niên sử hào hùng, sống động, đậm chất sử thi. Bản tổng kết mở ra sự kiện kẻ thù xuất hiện và quân dân ta đứng lên chiến đấu. Và Việt Bắc đã trở thành bức tường thành vững chắc ngăn bước tiến cảu quân thù, bảo vệ cách mạng quân và dân ta. Cả cộng đồng dân tộc đã đồn kết một lịng tạo nên sức mạnh vô song chiến đấu và chiến thắng. Bản tổng kết tiếp diễn với cuộc hành qn có khí thế tấn cơng như vũ bão. Mỗi bước chân cảu đồn qn, đồn dân cơng tiến lên phái trước đã đạp bằng mọi trở ngại, vượt qua mọi gian nan, hiểm nguy. Mỗi bước tiến lên của quân và đan ta còn vừa đẩy lùi quá khứ đau thương vừa mở ra tương lai tươi sáng. Bản tổng kết khép lại với những tin vui chiến thắng vang dội khắp non sông đất nước. Kỉ nguyên độc lập tự do hịa bình hạnh phúc đã bắt đầu từ Việt Bắc và mở rộng ra khắp mọi miền đất nước. Nhu thế, đoạn thơ vừa giàu chất sử thi hào hùng, vừa giàu tính lãng mạn tượng trưng đã tái hiện thành công cuộc kháng chiến anh hùng vĩ đại trên chiến khu Việt Bắc. Qua đó, Tố Hữu đã khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, đầy gian khổ hi sinh nhưng thắng lợi thật oanh liệt, hào hùng và vẻ vang.

Một phần của tài liệu Việt Bắc Tố Hữu Ngữ văn 12 (Trang 30 - 36)