CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-

Một phần của tài liệu 236566 (Trang 28 - 30)

GIAI ĐOẠN 2009-2010

2.1. Cơ hội

Thị trường được mở rộng : không những kinh tế nước nhà phát triển, sức mua của nhân dan tăng lên, mà cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với 150 thành viên WTO chiếm 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Trên thị trường rộng lớn ấy những rào cản về hạn ngạch, giấy phép, thuế quan,..sẽ dần dần bị gỡ bỏ, hàng hóa nước ta có điều kiện đi ra nước ngoài, thâm nhập thị trường toàn cầu, bình đẳng với hàng hóa các nước khác.Quan hệ thương mại giữa các quốc gia và các khối kinh tế ngày càng sôi động và bình đẳng hơn. Đó là cơ hội để ta khẳng định lợi tế so sánh trên thị trường quốc tế. Đồng thời nhập khẩu cũng ra tăng về quy mô và có cấu các mặt hàng nhập khẩu. Yếu tố này mang một ý nghĩa tích cực về việc tiếp nhận vốn, công nghệ,giải quyết các mặt hạn chế của quốc gia về sự thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất, đặc biệt sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Và theo chuỗi giá trị sản phẩm có thể đóng góp tiếp vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Môi trường kinh doanh được cải thiện thiện, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài. Đồng thời hội nhập thúc đẩy các thể chế, chính sách, tổ chức quản lý hiệu quả hơn. Tiếp thu kinh nghiêm nước ngoài, tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu

nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Do vậy chất lượng các mặt hàng tham gia xuất khẩu theo đó mà tăng giá trị, nâng cao chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tê, hạn chế được xuất khẩu các sản phẩm thô. Đồng thời sản xuất được các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Cải thiện đáng kế cán cân thương mại quốc tế nói riêng và phát triển kinh tế mở theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng.

Các cuộc tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết công bằng hơn. Trước đây doanh nghiệp ta bị kiện, đó là trên sân chơi của nước sở tại, theo luật của nước họ, thường không công bằng ; ngày nay, là thành viên của WTO, các giao dịch quốc tế sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo các điều lệ của WTO ; được đối xử công bằng hơn. Chu trình của hoạt động xuất khẩu sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời hoạt động nhập khẩu cũng bình đẳng hơn, giảm sự phụ thuộc vào các nước xuất khẩu. Điều đó tạo nên vị thế của quốc gia trong cả quan hệ thương mại quốc tế.

Về đối ngoại, vị trí địa - kinh tế, nhất là địa vị chính trị của nước ta được các nước lớn ngày càng coi trọng, dần dần trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược của các nước lớn. Trong số này có thể kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước Tây Âu. Sự ổn đinh về chính trị cũng là cơ sở thúc đẩy kinh tế thương mại quốc tế của quốc gia được bền vững.

Về đối nội, tình hình chính trị - xã hội nước ta ổn định, sự cải thiện liên tục tình hình kinh tế, pháp luật chính sách thông thoáng, đó là những nhân tố tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và sức hấp dẫn trong các đối tác nước ngoài.

2.2. Thách thức

Yêu cầu của thị trường khắt khe hơn. Yêu cầu của thị trường toàn cầu, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn về hàng hóa họ cần, những đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng, an toàn sức khỏe, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường…Đó là thách thức rất lớn đối với sản phẩm của Việt Nam khi cung ứng trên thị trường thế giới, trong khi công nghệ chưa hoàn thiện, sản phẩm không được kiểm định theo đúng quy trình. Do đó năng lực cạnh tranh chưa cao, cũng khó khăn hơn khi tham gia vào các thị trường khó tính… Mặt khác, sự ồ ạt của hàng nhập khẩu do phải thỏa mãn các điều kiện kinh tế mở, bên cạnh yếu tố kinh tế tăng trưởng, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hướng tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng nhập khẩu tăng. Nên chiến lược thay thế nhập khẩu cũng gặp những thách thức lớn do phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập chất lượng cao mà giá thành phù hợp. Như vậy chiến lược thương mại theo hướng thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới mang một thách thức không nhỏ.

Doanh nghiệp chưa đủ thành thạo trong luật chơi chung, các tranh chấp kinh tế với nước ngoài là một rào cản để Việt Nam tham gia thương mại hiệu quả trên trường quốc tế. Bên cạnh đó nhiều ưu đãi hiện hành trái với các cam kết trong WTO để bảo hộ doanh nghiệp trong nước bị xóa bỏ, thương mại tăng nhanh, đầu tư tăng nhanh. Nhập khẩu theo đó mà mở rộng quy mô, cơ cấu. Vì vậy chiến lược phát triển thương mại quốc tế khó đảm bảo được xu hướng nhập siêu ngoài đinh mức.

Khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn biến phức tạp mà không dự đoán được trước, tác động mạnh đến thị trường hối đoái, ngoại tệ có xu hướng mất giá. Do đó giảm lợi thế so sánh về giá đối với các mặt hàng xuất khẩu. Trong khi nhập khẩu lại có xu hướng tăng cao. Tác động tiêu cực đến cân đối cán cân thương mại quốc tế .

Một phần của tài liệu 236566 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w