Sơ đồ phân tích dupont

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần viễn thông FPT (download tai tailieudep com) (Trang 61 - 81)

(Nguồn: Số liệu cơng ty năm 2013-2015 và tính tốn của tác giả)

ROE = 34,45%

ROA = 13,46% BQ TTS/ Bq VCSH = 2,56

Tỷ lệ lãi gộp = 15.,84% Vòng quay TTS = 0,85

LN ròng = 882,07 tỷ Doanh thu = 5.567,74 tỷ BQ TTS = 6.552,82 tỷ

Nhận xét:

Qua phân tích ta thấy năm 2014 ROE của công ty giảm 24,13% so với năm 2013 vì bình quân TTS trên bình quân VCSH tăng 11,23% không thể bù đắp được phần sụt giảm của ROA là 31,79%. Năm 2015 ROE tiếp tục giảm 15,41%, nguyên nhân vẫn là do ROA giảm mạnh đến 25,95%. Điều này cho thấy ROE của công ty chịu tác động giảm của ROA. Trong đó, ROA giảm là do vòng quay tổng tài sản giảm 26,09%.

Do đó, để nâng cao suất sinh lời căn bản ROE cơng ty có thể tác động đến các yếu tố là tỷ số bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và ROA. Cụ thể:

- Tăng Bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Tăng tỷ suất nợ trên tổng tài sản. Nhưng tỷ số này tăng cũng có tác động xấu đến cơng ty, làm cơng ty mất khả năng tự chủ về tài chính, khả năng vay nợ của công ty giảm và tăng rủi ro đối với nhà đầu tư. - Tăng ROA: cơng ty có thể tăng ROA khi tăng lãi gộp hoặc vịng quay tổng tài sản. Tuy nhiên, cạnh tranh hạn chế khả năng thực hiện đồng thời cả 2 hướng trên. Do vậy, cơng ty phải đánh đổi lãi gộp và vịng quay tổng tài sản.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT

Như phần đánh giá thực trạng trong chương II đã phân tích, cịn một số tỷ số tài chính của cơng ty chưa được tốt. Vì vậy, tơi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của cơng ty như sau:

3.1. Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu, chính sách hoạt động của cơng ty trong từng giai đoạn nhất định khác nhau, song đều có mục tiêu chung là tối đa lợi ích của vốn chủ sở hữu- tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ hạn chế tối đa rủi ro có thể có đối với công ty.

Với cơ cấu vốn của cơng ty như đã phân tích, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu của cơng ty đang có xu hướng tăng và tăng mạnh qua các năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với nợ dài hạn cho thấy cơng ty đang sử dụng chính sách tài trợ thuộc dạng chính sách tài trợ mạo hiểm. Tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho các khoản mục tài sản lưu động thường xuyên, thậm chí cho cả tài sản dài hạn như tài sản cố định. Chính sách này rất dễ khiến cơng ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh tốn nhanh. Cơng ty cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn để hạn chế các khoản nợ ngắn hạn để từ đó cân đối lại cơ cấu vốn của mình.

Theo phân tích, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của công ty tăng khá lớn qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 58.47% và năm 2015 tăng 54.88% nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm mà nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay tăng q cao. Vì vậy, cơng ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau:

 Chính sách huy động tập trung nguồn: Tập trung vay vào một hoặc một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó cũng có nhược điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.

Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào chủ nợ khi áp dụng chính sách này thì trước hết, cơng ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Sử dụng linh hoạt nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.

- Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của cơng ty sau mỗi năm có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào cơng ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này, cịn khi thua lỗ thì khơng những khơng bổ sung được mà cịn làm giảm nguồn vốn này.

 Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài. Ngồi ra, cơng ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu, cơng ty thanh tốn vào ngày cuối của thời hạn chiết khấu. Cịn nếu khơng đủ khả năng thì để đến hết hạn hóa đơn mới thanh tốn là lợi nhất. Cơng ty cũng nên tránh việc trì hỗn thanh tốn các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của công ty. Hơn thế nữa cơng ty cịn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí cao hơn cả lãi vay ngắn hạn.

 Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có vai trị rất quan trọng trong việc bổ sung vốn kịp thời cho doanh nghiệp. Thực tế, trong 3 năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít huy động các nguồn vốn trung, dài hạn để sử dụng. Các khoản vay ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến việc các khoản nợ đến hạn chồng chất trong tương lai gần. Trong khi đó cơng ty đang cần những nguồn tài trợ dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí cao hơn nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết.

Để huy động được nguồn tài trợ này, biện pháp quan trọng nhất là phải tính tốn, lựa chọn, thiết lập được các phương án đầu tư có tính khả thi cao.

Nếu cơng ty áp dụng và thực hiện tốt biện pháp trên thì chắc chắn nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, cơng ty sẽ có điều kiện vay thêm vốn trung và dài hạn. Đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn giúp bảo tồn và phát triển vốn.

Tuy nhiên, địi hỏi đặt ra ở đây là:

- Công ty phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn.

- Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

- Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư tài sản cố định cần thiết và dự án đầu tư khả thi.

- Chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn sẽ không quá lớn so với vốn ngắn hạn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty.

3.2. Giải pháp tăng doanh thu

Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng doanh thu của cơng ty có xu hướng tăng nhưng khơng cao. Vì vậy, cơng ty cần có biện pháp để tăng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận của mình.

Thu nhập của cơng ty cổ phần viễn thông FPT gồm 2 bộ phận: - Thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Thu nhập từ hoạt động tài chính

Trong đó thu nhập từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu và đóng vai trị quyết định tới lợi nhuận của cơng ty. Thu nhập từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chính vì vậy, những giải pháp thúc đẩy tăng

cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần).

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu Như vậy, về mặt lý luận chung muốn tăng doanh thu thuần cần phải tăng doanh thu bán hàng và giảm các khoản giảm trừ doanh thu. Về mặt công thức, doanh thu tiêu thụ sẽ tăng khi khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên và tăng giá bán. Gía bán tăng sẽ lập tức làm giảm sức mua do đó làm giảm doanh thu tiêu thụ. Trong điều kiện ổn định hiện nay thì việc tăng giá bán sẽ đi ngược xu thế thị trường và tất yếu doanh thu của cơng ty sẽ bị giảm nhanh chóng.

Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bị trả lại. Trong đó doanh thu hàng bán bị trả lại cần giảm thiểu, còn hai khoản giảm trừ kia có thể duy trì ở một mức ổn định hợp lý nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Như vậy cách tốt nhất để thu được doanh thu cao và tăng trưởng hàng năm là tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Để đạt được điều đó, cơng ty cần thực hiện những giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, hình thành thương hiệu cho sản phẩm công ty.

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay thị trường rất đa dạng và phong phú. Trong điều kiện các nhân tố khác đều ổn định thì việc tăng lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân đối nhịp nhàng và liên tục khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.

Trong điều kiện hiện nay, đối với cơng ty viễn thơng FPT thì mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng. Bởi trên thị trường hiện nay, công ty chịu sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ mà đặc biệt là hai nhà

Bên cạnh đó, cơng ty phải khơng ngừng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp có ý nghĩa sống cịn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Xây dựng được phương án kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh ngược lại sẽ dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản. Do vậy phải xây dựng phương án kinh doanh một cách thận trọng, chính xác.

Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là phương án phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho công ty. Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải xuất phát từ chiến lược của công ty nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, xuất phát từ tiềm năng của công ty chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để. Công ty cổ phần viễn thông FPT cần khắc phục những khó khăn và trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần có những nguồn lực nhất định. Tài chính là một nguồn lực không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Song để nguồn lực đó trở thành vũ khí sắc bén - thế mạnh riêng của doanh nghiệp mình thì khơng phải là đơn giản. Phân tích tài chính là một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo cáo tài chính thành những thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thơng tin. Thực hiện tốt công tác trên sẽ giúp các nhà quản trị có được lợi thế trong cạnh tranh. Qua phân tích tài chính giúp ta có được những thơng tin hữu hiệu cho hoạt động quản trị, giúp cho nhà quản trị thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, giúp các nhà đầu tư có những thơng tin cơ sở cho cho các quyết định đầu tư của mình... Phân tích tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình tài chính tại cơng ty, cùng sự hướng dẫn của giáo viên Phan Anh Thi và các cô chú, anh chị trong cơng ty, em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tình hình tài chính cơng ty cổ phần viễn thơng FPT”.

2. Kiến nghị

2.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty

Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên lao động và cán bộ quản lý, nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế công ty.

Cần tổ chức đào tạo cho người lao động với đội ngũ giảng viên là cán bộ của đơn vị có trình độ, có kinh nghiệm thực tế.

Cần xây dựng chiến lược dài hạn về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để có thể chủ động trong cơng tác đào tạo và phát triển rộng rãi cho CBCNV để họ có sự chuẩn bị.

Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý cung cấp đầy đủ các kiến thức theo yêu cầu của công việc.

Tăng cường khâu bán hàng, tiếp thị: xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm, tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2. Phương hướng nâng cao năng lực tài chính cơng ty

Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những hướng giải quyết hợp lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng đúng một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao.

Với mỗi một doanh nghiệp thì khả năng tài chính là khác nhau, vấn đề đặt ra là đi sâu phát huy khả năng tài chính nào sẽ có tác dụng cụ thể và đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện vốn có của doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với việc tìm hiểu thực tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành viễn thơng nói chung và tình hình tài chính của FPT Tlecom nói riêng, với vốn kiến thức và thời gian cịn hạn chế, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại FPT. Bên cạnh đó, cơng ty cần chú trọng đến việc quản lý nhằm cải thiện và nâng cao tình hình tài chính của cơng ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần viễn thông FPT (download tai tailieudep com) (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)