Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 89 - 99)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm

3.2.6. Các giải pháp khác

3.2.6.1 Tăng cường công tác dự báo

Để triển khai việc thực hiện thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện được tốt, thì BHXH huyện Phù Cát cần phải thực hiện tốt công tác dự báo. Để thực hiện tốt công tác dự báo cần phải thực hiện các nội dung công việc như sau:

Thứ hai: Dự báo bằng các phương pháp dự báo số mũ hồi quy theo các năm Thứ ba: Tính tốn mức độ sai lệch của dự báo để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp

Thứ tư: Cử cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch, dự báo tham gia các lớp học chuyên sâu về dự báo các vấn đề kinh tế xã hội trong địa bàn một huyện.

3.2.6.2 Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Điều kiện làm việc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, điều kiện làm việc tốt sẽ mang lại sự thoải mái và làm việc sẽ có hiệu quả hơn. Ngược lại, mơi trường làm việc bận rộn, với cơ sở vật chất, kỹ thuật thơ sơ, lạc hậu sẽ gây ra tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, không muốn làm việc hoặc làm việc với hiệu quả thấp.

Mặt khác, với việc thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đề ra, chắc chắn trong thời gian tới, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện sẽ có sự phát triển nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu quản lý ngày càng cao. Hiện nay, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Phù Cát nói riêng cũng đã đưa cơng nghệ thơng tin vào trong hoạt động quản lý nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp, chưa khai thác hết những hiệu quả của các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thu BHXH tự nguyện do cơ sở vật chất của BHXH huyện cịn thiếu, trình độ tin học của một số bộ phận cán bộ còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, BHXH huyện Phù Cát cần tập trung trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đẩy nhanh hiện đại hóa phương tiện quản lý bằng cơng nghệ thơng tin. Có như vậy, BHXH huyện mới quản lý đối tượng chặt chẽ hơn, đồng thời phục vụ đối tượng tham gia được tốt hơn. Ngồi ra, BHXH huyện Phù Cát có thể tổ chức những lớp đào tạo, tập huấn sử dụng khai thác phần mềm quản lý cho các cán bộ trong cơ quan để giúp họ thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, đáp ứng được yêu cầu cơng việc.

3.2.6.3 Nhóm điều kiện về tổ chức quản lý và cán bộ

Phát huy vai trò, trách nhiệm của BHXH huyện trong việc thực hiện thu BHXH tự nguyện; nâng cao trách nhiệm đội ngũ viên chức, người lao động BHXH huyện và ở cơ sở trong công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện;

Tiếp tục xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động BHXH huyện có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao;

Tập trung xây dựng một đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên mơn và tâm huyết. Trong đó, bên cạnh đội ngũ cán bộ tuyên truyền trong ngành BHXH cần xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên ngoài ngành là thành viên của các tổ chức chính trị xã hội từ cấp huyện đến cấp xã như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đồn thanh niên và các cơ quan liên quan để phối hợp tuyên truyền;

Thường xuyên tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ viên chức, người lao động BHXH huyện làm cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện;

Hoàn thiện, mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện:

Mở rộng hệ thống đại lý thu theo hướng đa dạng hóa việc ký Hợp đồng đại lý thu với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các lĩnh vực khác nhau, cụ thể: Thực hiện ký hợp đồng đại lý thu với UBND cấp xã, đảm bảo mỗi thơn, khu phố có ít nhất một nhân viên đại lý thu; ký hợp đồng làm đại lý thu với các trạm y tế tại các xã, thị trấn; ký hợp đồng làm đại lý thu với các tổ chức chính trị xã hội ở các xã, thị trấn như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đồn thanh niên; ký hợp đồng làm đại lý thu với Ban quản lý của các chợ trên địa bàn huyện…

bảo nội dung kiến thức toàn diện, chuyên sâu; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, kết hợp lý thuyết và thực hành, đảm bảo kết thúc khóa học nhân viên đại lý thành thạo các kỹ năng cơ bản khi đi vận động, khai thác đối tượng (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp); đào tạo nâng cao phong cách phục vụ, chủ động tìm kiếm, khai thác đối tượng nhằm chiếm được lòng tin của nhân dân, để nhân dân tự nguyện tham gia; thường xuyên đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ khi có thay đổi về quy định, chính sách BHXH tự nguyện.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 tác giả đã hệ thống hóa phương hướng phát triển thu BHXH tự nguyện trong những năm tới và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đồng thời tác giả cũng nêu một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và BHXH tỉnh Bình Định.

Nhằm hồn thiện quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phù Cát trong những năm tới, tác giả đề xuất các giải pháp sau đây: Hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về thu BHXH tự nguyện; hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng tổ chức các hoạt động thu BHXH tự nguyện; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thu BHXH tự nguyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Được triển khai từ năm 2008, BHXH tự nguyện là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, mở rộng cánh cửa tham gia mạng lưới an sinh xã hội cho người lao động tự do. Tham gia BHXH tự nguyện đồng nghĩa với việc người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, được chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí được quỹ BHYT chi trả, được Nhà nước điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng và khi người tham gia qua đời, thân nhân còn được hưởng chế độ tử tuất. Cùng với việc triển khai chính sách BHXH tự nguyện, cơng tác quản lý thu có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH để thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người tham gia.

Trong những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, tồn tại. Do đó, việc tăng cường quản lý thu BHXH tự nguyện có vai trị rất quan trọng và có tính cấp thiết cao. Thực trạng quản lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phù Cát giai đoạn 2018 - 2020 thể hiện rõ một số vấn đề đáng lưu ý sau:

Thứ nhất, trong những năm qua, số lượng người tham gia và số tiền thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện tăng liên tục qua các năm. Năm 2018 số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 238 người nhưng đến năm 2020 tăng mạnh lên đạt 2.524 người. Về số thu BHXH tự nguyện liên tục gia tăng qua các năm, năm 2018 số thu là 714 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên đạt 2.175 triệu đồng và năm 2020 tiếp tục tăng lên đạt 5.040 triệu đồng. Tuy BHXH huyện Phù Cát đạt kế hoạch được giao về số người tham gia và số thu BHXH tự nguyện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số người tham gia các năm 2018, 2019

và 2020 lần lượt là 101,71%, 102,93% và 105,87%. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số thu BHXH tự nguyện 3 năm lần lượt là 100,71%, 101,40% và 102,34%. Công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia hiệu quả nhưng chưa tương xứng tiềm năng của huyện. Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Hệ thống Đại lý thu đã có nhưng chưa nhiều, điểm thu chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng…

Thứ hai, công tác kiểm tra thu BHXH tự nguyện được BHXH huyện Phù Cát quan tâm, chú trọng. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ, thường xuyên kết hợp với các cuộc kiểm tra đột xuất các Đại lý thu. Tuy nhiên, chất lượng các cuộc kiểm tra còn hạn chế, trong nhiều trường hợp chưa kịp thời phát hiện được hết các sai phạm của các Đại lý thu.

Mục tiêu quản lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phù Cát đến năm 2025 là duy trì số người tham gia BHXH tự nguyện bình quân mỗi năm tăng 45%, 100% các xã, thị trấn có điểm thu BHXH tự nguyện tại các thơn, khu phố, số thu hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch thu BHXH tự nguyện được BHXH tỉnh Bình Định giao.

Để cơng tác quản lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phù Cát khắc phục được những tồn tại, hạn chế hiện nay và đạt được mục tiêu đề ra, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau: đề ra lộ trình thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện, mở rộng và nâng cao chất lượng Đại lý thu, tăng cường công tác kiểm tra thu BHXH tự nguyện, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu BHXH tự nguyện, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, kiện tồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH tự nguyện, đổi mới phong cách phục vụ kết hợp cải cách hành chính.

2. Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật

Hiện nay, Luật BHXH 2014 đã đi vào hoạt động nhưng để mọi người dân thực hiện đúng theo luật thì các cơ quan Nhà nước vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Điều chỉnh mức NSNN hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Hiện nay, thu nhập của một bộ phận người dân vẫn cịn khó khăn, do đó để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, Nhà nước cần điều chỉnh tăng mức hỗ trợ đối với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để mọi người dân đều có thể tham gia, tiến tới thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.

2.2 Kiến nghị với bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ban hành kịp thời, đầy đủ các quy định hướng dẫn cụ thể về các vấn đề liên quan đến BHXH tự nguyện.

Thực hiện thông tin tuyên truyền đến viên chức, người lao động trong ngành BHXH cũng như người tham gia hiểu rõ về tính ưu việt của chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước để từ đó chấp hành tốt hơn.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại đối với viên chức, người lao động để họ nắm rõ được nghiệp vụ, góp phần nâng cao trình độ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác động đến việc hiểu đúng và làm đúng.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc tham gia, quản lý BHXH tự nguyện giúp người tham gia dễ dàng tiếp cận và cơ quan BHXH cũng dễ dàng quản lý, lưu trữ.

2.3 Kiến nghị với chính quyền các cấp tỉnh Bình Định

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường

công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

Đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện đến mọi tầng lớp nhân dân, cần tập trung vào các đối tượng là NLĐ trong các hộ tiểu thương, lao động tự do… phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng loại đối tượng.

Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BHXH huyện Phù Cát (2016), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2016,

Phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

2. BHXH huyện Phù Cát (2017), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2017,

Phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

3. BHXH huyện Phù Cát (2018), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2018,

Phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

4. BHXH huyện Phù Cát (2019), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2019,

Phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

5. BHXH huyện Phù Cát (2020), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2020,

Phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

6. BHXH Việt Nam (2015), Quyết định 595/QĐ - BHXH về việc ban hành quy

trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

7. BHXH Việt Nam (2016), Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

8. BHXH Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 27/7/2019 của

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

9. Chính Phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ - CP ngày 29 tháng 12 năm 2015

của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện”.

10. Mai Ngọc Cường (2013): “Về an sinh xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012, NXB Kinh tế Quốc dân Hà nội

11. Nguyễn Minh Đạo (1997), Giáo trình Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Phạm Thị Định (2015), Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Mai Văn Bưu (2007), Giáo trình Khoa học quản lý tập 01, NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thông qua ngày 20/11/2014.

15. Dương Văn Thắng (2014): “Đổi mới và Phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt

Nam”, Nhà xuất bản văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.

16. Cổng thơng tin điện tử tỉnh Bình Định: http://www.binhdinh.gov.vn

17. Cổng thơng tin điện tử huyện Phù Cát: http://www.phucat.binhdinh.gov.vn 18. Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam: http://www.baohiemxahoi.gov.vn 19. Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Bình Định:

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)