6. Kết cấu của luận văn
3.1 Phân tích SWOT cho du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu
3.1.2.3 Về môi trường
Việc phát triển ồ ạt du lịch biển thời gian gần đây đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Môi trường biển của Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở nên quá tải nhất là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ lớn. Bên cạnh đó, cơng nghiệp khai thác dầu khí, một ngành được xem là thế mạnh của tỉnh, đang được đầu tư và phát triển rất mạnh phần nào đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển như tình trạng dầu loang trên biển, rác thải, rất nhiều các phương tiện đường thủy... Tình trạng ơ nhiễm do khí thải và nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên. Hầu hết du khách đều đánh giá thấp môi trường biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt có một số du khách cịn cảnh báo là tình trạng ơ nhiễm này sẽ tác động xấu đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới nếu không khắc phục kịp thời.
Trong khi môi trường tự nhiên của Bà Rịa - Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi tốc độ đơ thị hóa và các hoạt động cơng nghiệp của tỉnh và các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, trách nhiệm và khả năng kiểm sốt mức độ ơ nhiễm mơi trường và bảo vệ cảnh quan của các cơ quan quản lý cũng như trình độ dân trí, ý thức người dân tại các khu vực khai thác di tích cịn kém, gây ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động du lịch.
3.1.2.4 Về giao thông
Mặc dù hạ tầng giao thông khá tốt nhưng hệ thống vận tải hành khách công cộng trong nội thị chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như khách du lịch. Trong nội ơ thành phố có một số tuyến xe buýt nhưng chưa có chuyến nào đi qua Bãi Sau, nơi có rất nhiều khách du lịch. Ngồi ra, có rất ít các tuyến xe buýt ngoại thành nối liền các khu du lịch, các cụm du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu để tạo sự liên kết trong việc tổ chức các tour du lịch. Đây là lý do mà khơng có du khách chọn xe bt là phương tiện đi lại trong thời gian họ lưu trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa - Vũng Tàu khơng có giao thơng hàng khơng nối liền giữa tỉnh với các địa phương khác. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để Bà Rịa - Vũng
Tàu có thể phát triển nhanh trở thành trung tâm du lịch biển trong tương lai. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu có hai sân bay là Sân bay Vũng Tàu và sân bay Cổ Ống (Côn Đảo), tuy nhiên, chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại.
3.1.2.5 Về tính thời vụ và hiệu quả trong hoạt động của ngành du lịch
Mặc dù có điều kiện khí hậu thuận lợi để có thể phát triển du lịch quanh năm nhưng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu không phát huy được thế mạnh này. Điều đó được thể hiện ở chỗ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang nặng tính thời vụ. Mùa du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9, thời điểm này được gọi là mùa cao điểm trong năm. Theo kết quả điều tra, lượng du khách đến tham quan, tắm biển trong giai đoạn này khá lớn, chiếm đến 84% lượng du khách cả năm. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, mỗi tháng chiếm khoảng từ 3%->5% lượng khách du lịch cả năm. Phần lớn khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.
Chính vì du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang nặng tính thời vụ nên đã xảy ra tình trạng: trong khi vào mùa cao điểm, các điểm du lịch, cơ sở phục vụ như nhà hàng, khách sạn,.. hoạt động quá tải thì vào mùa thấp điểm, ngành du lịch không tận dụng hết được cơ sở hạ tầng du lịch sẵn có, hiệu quả hoạt động khơng cao gây mất cân đối và lãng phí nguồn lực xã hội.
Chính những điểm yếu kể trên đã phần nào chi phối hành vi của du khách gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh như: du khách có xu hướng rút ngắn số ngày lưu trú vốn đã rất thấp, số ngày lưu trú trung bình năm 2007 đối với khách quốc tế là 1,25 và khách nội địa là 1,06; phần lớn du khách có xu hướng ít chi tiêu cho các khoản chi phí khác ngồi các khoản chi phí đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản như: đi lại, lưu trú và ăn uống (chiếm đến gần 90% tổng chi phí chuyến du lịch).
Mặc dù được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu còn thấp và khơng tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong cơ cấu khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ khách nội địa rất lớn, chiếm hơn 95% và có xu hướng tăng cao
từ năm 1999 đến năm 2007. Mặt khác, đối với thị trường khách du lịch quốc tế, tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với số khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng ngày càng sụt giảm, từ khoảng 10,66% năm 1999 giảm còn 5,47% năm 2007. Tất cả những điều trên cho thấy, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu kém hiệu quả trong thu hút khách du lịch quốc tế và do đó đang dần đánh mất cơ hội tiếp cận thị trường du lịch rất lớn và đầy tiềm năng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3.1.3. Cơ hội
Kinh tế Việt nam đang đà phát triển với tốc độ nhanh hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cùng với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua tăng mạnh một cách ngoạn mục, lượng khách quốc tế đến Việt nam với nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Ngoài ra, ngành du lịch Việt nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt nam đến bạn bè quốc tế thông qua việc tổ chức hàng loạt các hoạt động cả trong và ngoài nước như hội chợ du lịch, triển lãm, ngày văn hóa Việt nam cùng các cuộc thi mang tầm cỡ khu vực và thế giới như cuộc thi hoa hậu, SEAGames,... Cùng với một nền tảng chính trị ổn định, mơi trường thân thiện, an tồn, văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc, tất cả những điều đó đã giúp hình ảnh đất nước Việt nam nổi lên như một điểm sáng nổi bật trên bảng đồ du lịch thế giới, đặc biệt là trong tình hình khủng hoảng chính trị, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi trên thế giới. Điển hình là Thái Lan, một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á, nơi thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới nhờ không ngừng đầu tư phát triển ngành du lịch, hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị, ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch nước này. Tất cả những điều trên là cơ hội to lớn để ngành du lịch Việt nam nói chung và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng khẳng định vị trí của mình.
MICE là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. So với khách đi lẻ, khách đi nhóm, thì khách du lịch của MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách... sẵn sàng chi để thưởng
thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền. Khách du lịch quốc tế và những thương gia người Việt là những đối tượng rất phù hợp cho mục tiêu này. Đây là phân khúc rất tiềm năng mà du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có thể khai thác và hướng vào để đẩy mạnh phát triển.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, đồng thời có vị trí địa lý giáp ranh với Đồng Nai và Bình Dương. Khu vực này có tốc độ phát triển rất nhanh, giúp cải thiện thu nhập và đời sống người dân do đó nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch của người dân ngày càng được nâng cao. Đây là cơ hội rất lớn cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xét về tiềm năng du lịch biển ở khu vực phía nam, Phan Thiết, Kiên Giang được xem như các đối thủ cạnh tranh của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, Kiên Giang với vị trí địa lý cách xa khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, nơi có thu nhập cao và nhu cầu du lịch lớn vào các ngày nghỉ, các điều kiện giao thông không thuận tiện nên không phù hợp cho những chuyến du lịch ngắn ngày, chi phí thấp. Cịn du lịch biển Phan Thiết hiện đang có dấu hiệu xuống cấp do quá tải và giá cả hàng hóa, dịch vụ tại đây tương đối cao. Trong điều kiện như vậy, lợi thế cạnh tranh của du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giúp tỉnh này có cơ hội khẳng định vị trí của mình. Và theo dự báo, lượng khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo.
Trong tương lai không xa, với quy hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long Thành chỉ cách Bà Rịa - Vũng Tàu 70km, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội lớn để hút khách du lịch không chỉ ở những vùng miền khác của Việt Nam mà còn cả những du khách nước ngoài trong khu vực và trên thế giới.
3.1.4 Thách thức
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu đang từng ngày tác động đến nền kinh tế của các nước. Việt nam cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng này. Mức độ và tầm ảnh hưởng của nó phức tạp và khó nhận biết. Một trong những hệ quả tất yếu là sự sụt giảm trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng như Bà Rịa - Vũng Tàu, sự thắt chặt trong chi tiêu đi du lịch của cả khách nội địa và quốc tế. Đây là những thách thức đòi hỏi ngành du
lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải có những chính sách điều chỉnh linh hoạt, kịp thời.
Cùng với sự thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, ngành du lịch ở các địa phương nói chung và khu vực Nam bộ nói riêng đang được chính quyền quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Do vậy, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đối mặt với thách thức của sự cạnh tranh từ các địa phương khác trong đó phải kể đến như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Sở Du lịch Tp.HCM quyết tâm biến Cần Giờ với chiều dài bãi biển thành trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu nhằm phục vụ cho người dân thành phố và khách du lịch nước ngồi; Đồng Nai và Bình Dương đang tập trung đầu tư phát triển du lịch, đã có những khu du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách.
Hệ thống giao thông ngày càng phát triển cùng với các phương tiện hiện đại như tàu lửa cao tốc, tàu cánh ngầm,… và do đó khoảng cách khơng còn là lợi thế tuyệt đối của Vũng Tàu so với Nha Trang và Phan Thiết trong quyết định chọn lựa địa điểm du lịch nhất là đối với đối tượng du khách thuộc khu vực Nam bộ.
Q trình đơ thị hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghiệp có khả năng gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng như: rác thải, chất thải chưa qua xử lý của các nhà máy. Ngành khai thác dầu khí khơng ngừng phát triển, kèm theo đó là sự ơ nhiễm môi biển nhiều khả năng gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong tương lai nếu như tỉnh khơng có sự cân nhắc kỹ lưỡng và quy hoạch tầm xa trong phát triển kinh tế tỉnh.
Việc thu hút du lịch có khả năng sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội nổi lên ở Bà Rịa - Vũng Tàu như: tình trạng mại dâm trá hình, ma túy, vấn đề tội phạm, an ninh trật tự...
3.2 Một số giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút du khách và góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên cơ sở mơ hình phân tích SWOT như trên, tác giả kiến nghị một số định hướng chính sách chiến lược phát triển cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
3.2.1 Chiến lược theo đuổi những cơ hội bên ngoài để hỗ trợ tốt những điểm mạnh bên trong (S-O). mạnh bên trong (S-O).
Một số giải pháp để thực hiện chiến lược này như sau :
- Với khí hậu ơn hịa và có thể hoạt động du lịch quanh năm, Bà Rịa - Vũng Tàu cần khai thác tối đa các tài nguyên du lịch sẵn có như : núi, rừng, biển, suối nước nóng, các danh thắng văn hóa truyền thống, các di tích chiến tranh.., đầu tư nghiên cứu và phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE.. để tăng cường thu hút khách du lịch đặc biệt là vào những giai đoạn thấp điểm du lịch ở những vùng miền khác trong nước cũng như trên thế giới. Trong đó, tỉnh cần tăng cường quan tâm đến đối tượng du khách quốc tế, là một trong những đối tượng rất ưa chuộng các loại hình du lịch nói trên, nhất là thói quen thích khám phá những điểm du lịch mới mẽ sau một thời gian đã nhàm chán với những thị trường du lịch lớn ở Châu Á như: Thái Lan, Singapore, Malaysia....
- Phát triển du lịch sinh thái được xem như là một trong những định hướng quan trọng phù hợp với đặc điểm môi trường thiên nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu với nắng, gió, núi, rừng, sơng, suối, biển và sự đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên hiếm hoi cịn tồn tại. Theo đó, các cụm du lịch sinh thái có thể khai thác tốt như : Vũng Tàu và các vùng phụ cận, cụm Núi Dinh-Thị Vải (Tân Thành), cụm Long Hải-Phước Hải (Long Đất), cụm Hồ Tràm-Hồ Cốc (Xuyên Mộc) và cụm Cơn Đảo. Riêng đối với khu Bình Châu-Phước Bửu, tỉnh có thể kết hợp phát triển loại hình du dịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái do suối nước nóng Bình Châu khơng chỉ có khoảng 70 điểm phun với nhiệt độ trên bề mặt cao nhất đến 88oC, rất tốt cho sức khỏe, nghỉ dưỡng, mà cịn có thêm 13 tuyến du lịch dã ngoại đưa du khách về với thiên nhiên.
- Du lịch MICE là thị trường du lịch đầy tiềm năng đối với Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, có khả năng mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch. Khai thác tốt loại hình du lịch này, ngành du lịch
Bà Rịa - Vũng Tàu có thể mở rộng thị phần du khách quốc tế đầy tiềm năng trên thế giới. Với những điều kiện thuận lợi sẵn có về nguồn tài nguyên du lịch, ngay từ bây giờ, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần có kế hoạch đầu tư dài hạn cho phát triển loại hình du lịch này. Theo đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thành lập hoặc kết hợp với các tỉnh thành khác để thành lập tổ chức xúc tiến phát triển MICE, kêu gọi sự giúp đỡ của Tổ chức Du lịch Thế giới trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường này. Cần lưu ý rằng, khai thác thị trường MICE không chỉ giới hạn ở việc cho thuê phòng ốc để tổ chức các hội nghị như những gì mà du lịch Việt Nam đã làm trong thời gian qua mà còn phải biết đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm, tham quan các điểm du lịch. Do vậy, trước hết, Bà Rịa - Vũng Tàu cần xây dựng chiến lược marketing, cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE: visa, sân bay, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các địa điểm tham quan, vui chơi, mua sắm, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng: nó phải gần sân bay,