Phạm tội trong trường hợp cú cỏc tình tiết khung tăng nặng quy định

Một phần của tài liệu tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 - một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 35)

định tại khoản 2 Điều 194 BLHS

Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, áp dụng cho những trường hợp phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có một trong những tình tiết tăng nặng sau:

- Có tổ chức :

Theo khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ với những người cùng thực hiện tội phạm”.

Như vậy, có thể hiểu tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có tổ chức là trường hợp đồng phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy mà các chủ thể có sự cấu kết chặt chẽ với nhau.

Trong phạm tội có tổ chức thường cú cỏc dạng người như người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như khởi xướng ra việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, vạch chủ trương, kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch che dấu tội phạm, tập hợp, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm, phân công trách nhiệm và điều khiển hoạt động của những người đồng phạm khác để đạt được mục đích chung.

+ Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

+ Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

Nếu xúi giục trẻ em phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999 và trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thuộc khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194 BLHS thì người xúi dục sẽ trở thành người thực hành còn trẻ em là công cụ, phương tiện phạm tội.

+ Người giúp sức: Tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho việc mua bán trái phép chất ma túy, cung cấp tiền, công cụ, phương tiện, tìm địa điểm… cho việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; hứa hẹn che dấu tội phạm, tiêu thụ tài sản do mua bán trái phép chất ma túy mà có.

Phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy có thể có tất cả những người đồng phạm là người thực hành, nhưng cũng có thể có đồng phạm phân công vai trò. Trong trường hợp đồng phạm có tổ chức, người thực hành thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt các chất ma túy đến đâu thì đồng bọn phải chịu đến giai đoạn đó và áp dụng tình tiết có tổ chức với tất cả những người đồng phạm.

Thường thấy trong các đường dây ma túy lớn thường có rất nhiều người. Tuy nhiên không phải tất cả những người này đều biết mặt nhau mà mỗi đường dây đó thường chia thành cỏc nhúm nhỏ. Có những người đóng vai trò quan trọng trong đường dây, được tham gia bàn bạc, chỉ đạo,…có những người chỉ thực hiện một số hành vi nhất định, không có vai trò lớn. Vì vậy không phải tất cả những người trong cùng một đường dây ma túy đều phạm tội có tổ chức mà đôi khi chỉ có một số tên bị coi là phạm tội có tổ chức.

Phạm tội có tổ chức thường gây ra thiệt hại lớn hơn so với phạm tội thông thường, vì vậy cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những người phạm tội có tổ chức.

Phạm tội nhiều lần được hiểu là đó cú từ hai lần phạm tội trở lên( hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lờn…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 21.

Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tổng số lượng các chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt.

Ví dụ: Trong 2 ngày 28 và 29-5- 2011, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma tuý số lượng lớn đối với bị cáo là Nguyễn Văn Ngữ (SN 1965).Theo cáo trạng: Từ đầu năm 2005 đến tháng 9/2005, Nguyễn Văn Ngữ mua tổng số 33 bỏnh hờrụin, mỗi bánh có trọng lượng 345 gam, sau đó vận chuyển về Gia Lâm - Hà Nội và Bắc Ninh giao cho Nguyễn Văn Bản để lấy tiền công. Đến ngày 7/9/2005, Ngữ khi đang vận chuyển 11 bỏnh hờrụin đó bị cơ quan điều tra Công an huyện Mộc Châu bắt quả tang và thu giữ toàn bộ tang vật.Xột hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã mua bán và vận chuyển ma tuý nhiều lần với số lượng lớn, phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý

Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp:

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nhưng trong đó có một lần chưa tới mức truy cứu TNHS.

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trong đó đó cú một lần bị kết án được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.

+ Người phạm tội có hai lần thực hiện hành vi phạm tội nhưng mỗi lần thực hiện một hành vi khác nhau (ví dụ: một lần vận chuyển trái phép chất ma túy, một lần mua bán trái phép chất ma túy).

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nhưng một lần bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy là trường hợp người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm để thực hiện hành vi phạm tội22 tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

Ví dụ: Trần Đức Vươn là trưởng Công an phường Hưng Bình, TP.Vinh,

Nghệ An. Trong một lần đi công tác ở Hà Tĩnh đã lợi dụng chức vụ của mình cấu kết với các đối tượng mua bán ma túy ở Hà Tĩnh để mua ma túy với giá rẻ về bán lại.

Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng việc phạm tội không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp này.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Đây là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa một cơ quan hoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội23 tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

- Vận chuyển, mua bán qua biên giới

Vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên giới bao gồm hành vi vận chuyển ma túy qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng Việt Nam, biên giới của một nước khác với nước thứ ba. Đây là hai hình thức khác nhau (vận chuyển, mua bán), vì thế chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi thì có thể áp dụng tình tiết này. Chỉ áp dụng tình tiết này trong trường hợp thực tế người phạm tội đã vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên giới. Nếu người phạm tội có mục đích vận chuyển, mua bán qua biên giới nhưng chưa thực hiện được thì không áp dụng chi tiết này.

- Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em

Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội là dụ dỗ, xúi giục, mua chuộc, lụi kộo…trẻ em dưới 16 tuổi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Bán ma túy cho trẻ em là bán chất ma túy mà mình có được (không kể nguồn gốc) cho trẻ em dưới 16 tuổi.

22 Xem: Mục 2.1 Phần I, Thông tư liên tịch 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

Điều 189 BLHS năm 1985 quy định: “Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm phỏp” còn khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 quy định: “Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội” là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy đối với hành vi sử dụng trẻ em vào việc vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em xảy ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 0h00 ngày 01/07/2000 mới bị phạt hiện xử lý thì không áp dụng tình tiết này.

- Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều 194

Theo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP (24/12/2007), mục 2.5, phần I:

Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 194 của BLHS được xác định như sau:

a) Trường hợp các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại… khoản 2 Điều 194 của BLHS, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 194 của BLHS.

Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.

Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 của BLHS, nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy

quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm o khoản 2 Điều 194 của BLHS.

Ví dụ : Một người mua bán bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam hờrụin (đều thuộc khoản 1 Điều 194 của BLHS). Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm g khoản 2 Điều 194 của BLHS là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam).

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hờrụin so với mức tối thiểu đối với hờrụin quy định tại điểm h khoản 2 Điều 194 của BLHS là 60% (ba gam so với năm gam).

- Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và hờrụin là 80% + 60% = 140% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm o khoản 2 Điều 194 của BLHS.

b) Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 của BLHS thì cộng trọng lượng của các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào phù hợp của điều luật đó.

c) Trường hợp các chất ma túy đó có trọng lượng tại các điểm khác nhau của cùng khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của BLHS, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của BLHS.

Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.

Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy

cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của BLHS; nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4) Điều 194 của BLHS.

Ví dụ: Một người mua bán bốn kilụgam nhựa thuốc phiện và ba mươi gam cụcain (đều thuộc khoản 3 Điều 194 của BLHS). Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 194 của BLHS là 80% (bốn kilụgam so với năm kilụgam).

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cụcain so với mức tối thiểu đối với cụcain quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194 của BLHS là 30% (ba mươi gam so với một trăm gam).

- Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và cụcain là 80% + 30% = 110% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm h khoản 4 Điều 194 của BLHS.

d) Trường hợp trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3), hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 194 của BLHS, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của BLHS theo nguyên tắc chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3; chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 3 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 4.

Bước 2: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy khác so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của BLHS theo nguyên tắc mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất ở khoản nào thì mức tối thiểu của các chất ma túy khác lấy ở khoản đó.

Bước 3: Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau và xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4)

Một phần của tài liệu tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 - một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w