7. Kết cấu đề tài
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong trưng
3.2.2 Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin
3.2.2.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa vào trưng bày, triển lãm TLLT
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, cơng nghệ thơng tin là một trong những động lực đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề triển khai, ứng dụng CNTT vào các hoạt động đạt hiệu quả cao và đã tác động, biến đổi tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì thế, Trung tâm cần ứng dụng công nghệ hơn nữa trong trưng bày, triển lãm TLLT để việc công bố, giới thiệu tài liệu ngày càng đa dạng và hướng đến công chúng một cách thiết thực hơn. Nhiều phần trưng bày thực tế như không gian trưng bày, nội dung thuyết minh được số hóa và truyền tải, giới thiệu
44
thông tin qua nhiều phương thức ứng dụng công nghệ thông tin như triển lãm trực tuyến, tham quan tương tác 3D, thuyết minh tự động,... để thu hút sự quan tâm, hứng thú của độc giả đối với tài liệu với những hình thức giới thiệu tài liệu mới lạ, tạo sự tị mị từ đó tăng sự tương tác và đưa giá trị của tài liệu đến gần hơn với khách tham quan.
3.2.2.2 Xây dựng triển lãm trực tuyến
Từ khi có đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động triển lãm trực tiếp đã bị hủy vì đảm bảo giãn cách, khơng tập trung đông người kiến cho nhiều nhà nghiên cứu và độc giả cảm thấy hụt hẫng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin ngày càng lớn nên xây dựng triển lãm trực tuyến là vấn đề mà các các cơ quan, Trung tâm lưu trữ cần phải quan tâm bởi vì khả năng tiếp cận của quần chúng nhân dân đối với tài liệu là rất rộng, tiết kiệm chi phí, khơng bị giới hạn về địa điểm, khơng gian trưng bày tài liệu.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cần đề xuất với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước để xây dựng website riêng để thuận tiện cho việc triển lãm trực tuyến và tổ chức một số tọa đàm chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến triển lãm trực tuyến tại Trung tâm nhằm kết nối, lan tỏa và hiệu ứng sâu rộng đến với độc giả, giúp cho các độc giả ở xa Trung tâm mà vẫn có thể khai thác, sử dụng liệu. Ngoài ra, Trung tâm cần tương tác tốt trên mạng xã hội như tạo tài khoản trên Yotube, Tiktok, Instagram, tương tác hơn nữa trên Facebook nhằm đưa giá trị tài liệu được độc giả tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi, góp phần đáp ứng nhu cầu quản lý và khai thác TLLT.
3.2.2.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan liên quan
Trung tâm nên tăng cường phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước để thực hiện tổ chức triển lãm. Tài liệu lưu trữ là yếu tố vơ cùng quan trọng trong trưng bày, triển lãm vì thế cần các cơ quan phối hợp với nhau để cùng nhau sưu tầm tài liệu, cùng phối hợp với nhau để có những thiết kế sáng
45
tạo, hấp dẫn, tạo cảm hứung cho người xem, lựa chọn địa điểm, không gian trưng bày tài liệu phù hợp với nội dung của triển lãm. Trung tâm có thể phối hợp với các cơ quan như các Trung tâm Lưu trữ lịch sử, các bảo tàng,... cơ quan lưu trữ nước ngoài như cơ quan lưu trữ Hoa Kỳ, cơ quan lưu trữ Pháp, cơ quan lưu trữ Liên Bang Nga,.. để tổ chức hoạt động triển lãm.
Trung tâm có thể liên kết với các cơ quan báo chí, đài truyền hình VTV để viết các bài báo, các phóng sự, các bài giới thiệu hay đưa lên truyền hình nhằm giới thiệu đến cơng chúng về hoạt động lưu trữ của Trung tâm, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ.
Tiểu kết:
Qua khảo sát thực tế ở chương 2, từ thực trạng về ứng dụng CNTT trong trưng bày, triển lãm TLLT tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tôi đã đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế cịn tồn đọng. Từ đó, tơi đưa ra những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế để nâng cao việc ứng dụng CNTT trong trưng bày, triển lãm TLLT như xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về ứng dụng CNTT trong trưng bày triển lãm TLLT; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa vào trưng bày, triển lãm TLLT; xây dựng triển lãm trực tuyến; tăng cường phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan liên quan; đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trưng bày, triển lãm TLLT.
46
KẾT LUẬN
Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quan trọng, cung cấp thơng tin có mức độ tin cậy cao và giữ vai trò quan trọng phục vụ nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa... Nhiệm vụ của ngành lưu trữ khơng chỉ bảo quản an tồn tài liệu mà cịn phải phát huy tốt giá trị tài liệu. Trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là một hình thức hết sức quan trọng đối với cơng tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Các cuộc trưng bày, triển lãm đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngành, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ. Vì thế, khi tổ chức thực hiện trưng bày, triển lãm TLLT việc ứng dụng CNTT là vô cùng cần thiết.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã và đang thực hiện nhiều cuộc trưng bày, triển lãm với nhiều chủ đề khác nhau và đạt được một số thành quả nhất định. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn tồn tại một số hạn chế cần quan tâm và khắc phục. Trong q trình nghiên cứu, tơi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao ứng dụng CNTT trong trưng bày, triển lãm TLLT. Hy vọng rằng, những nhận xét và giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trưng bày, triển lãm TLLT nói riêng và cơng tác phát huy giá trị tài liệu nói chung tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trong thời gian tới.
47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ ( 2020), Quyết định số 06/QĐ- BNV ngày 02 tháng 01 năm 2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
2. Chính phủ ( 2019), Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2019 về hoạt động triển lãm
3. Fanpage Facebook của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III: https://www.facebook.com/luutruquocgia3
4. Trần Việt Hà (2008), “ Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Nhân văn và Xã hội
5. TS. Chu Thị Hậu (2016), Giáo trình “ Lý luận và phương pháp cơng tác lưu trữ”, Nxb Lao động, Hà Nội
6. Trần Thị Hoàn ( 2019), “ Xây dựng triển lãm trực tuyến tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
7. PGS.TS Dương Văn Khảm ( 2015), Từ điển tra cứu “ Nghiệp vụ Quản trị văn phòng – Văn thư lưu trữ Việt Nam”, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thơng
8. Phạm Thị Lan (2018), “Nghiên cứu các hình thức quảng bá tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
9. Trịnh Thị Kim Oanh (2016), Bài giảng “ Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ”, Đại học Nội vụ Hà Nội
10. Nguyễn Thị Phương ( 2018), “ Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ thành phố Hải Phịng”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
48
11. Quốc hội ( 2011), Luật số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 về lưu trữ
12. Quốc hội ( 2017), Luật số 10/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 về công nghệ thông tin
13.Trung tâm Lưu trữ quốc gia III ( 2020), Quyết định số 117/QĐ-
TTLTIII ngày 16 tháng 3 năm 2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
14. Website của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước: https://luutru.gov.vn/home.htm .
49
PHỤ LỤC
Ảnh 1. Trung tâm Lưu trữ quốc Gia III
Địa điểm: 34 Phan Kế Bính, phường Cống Vị, Ba Đình , Hà Nội ( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Ảnh 2. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
( Nguồn : Fanpage Facebook của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III )
50
Ảnh 3. Quyết định thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
( Nguồn : Cán bộ Văn thư cung cấp)
51
Ảnh 4. Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
( Nguồn : Cán bộ Văn thư cung cấp)
52
Ảnh 5. Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
( Nguồn: Cán bộ Văn thư cung cấp)
53
Ảnh 6. Trang thiết bị phục vụ trình chiếu triển lãm, video, phim của TTLTQG III ( Nguồn : tác giả tự chụp)
Ảnh 7. Trang thiết bị phục vụ độc giả, tra tìm hồ sơ, tài liệu ( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
54
Ảnh 8. Một số hình ảnh về Triển lãm tài liệu lưu trữ “Hội nghị Paris - Đường đến hịa bình” ( Nguồn: Fanpage
Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ phối hợp với Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ tổ chức, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thực hiện ( năm 2018), công bố, giới thiệu gần 120 tài liệu, tư liệu lưu trữ, hình ảnh, hiện vật liên quan đến hồn cảnh lịch sử, q trình đàm phán và kết quả của Hội nghị Paris, tác động của Hiệp định Paris đến công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật này được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam, Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam và một số cơ quan có liên quan, trong đó một số tài liệu đã được giải mật và lần đầu tiên công bố ở Việt Nam.
55
Ảnh 9. Một số tài liệu về Triển lãm
“Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”
( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III) Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Bộ Nội vụ phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ba cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp và Hoa Kỳ tổ chức ( năm 2019). Đây là lần đầu tiên, tài liệu lưu trữ tại cơ quan lưu trữ lớn của thế giới, là những quốc gia mà những năm đầu thế kỷ XX đã ghi đậm dấu chân Người Hồ Chí Minh trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, được đưa ra giới thiệu.
56
Ảnh 10. Một số hình ảnh về Triển lãm
“ Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy – Biểu tượng tự hào Việt Nam”
( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III) Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 1/9/2020, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức khai mạc triển lãm “Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quốc kỳ, quốc ca, quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa dân tộc. Đây là bộ 3 biểu tượng chính thức, thể hiện đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, về cội nguồn, ý chí, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam. Q trình ra đời của các biểu tượng Việt Nam là những câu chuyện đặc biệt, xuất phát từ thực tế hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam qua từng giai đoạn.
57
Ảnh 11. Một số hình ảnh của Triển lãm “Bản hùng ca quyết tử”
( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III) Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Triển lãm: Bản hùng ca quyết tử (năm 2021).
58
Ảnh 12. Một số hình ảnh về Triển lãm
“ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Chân dung một huyền thoại’’ ( Nguồn: Fanpage Facebook Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021); 32 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2021) và Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021) - Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nội vụ, Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
59