Để thêm âm thanh vào dự án của em, em phải tìm Media Browser ở bên trái ứng dụng. em có thể sử dụng nó để tìm và thêm nhiều clip âm thanh vào dự án của em. Chỉ cần duyệt file, sau đó kéo và thả vào dịng thời gian của em.
Trên dịng thời gian, em có thể nhấp và kéo clip để sắp xếp chúng với video của em. Em có thể thực hiện điều này trong một không gian làm việc khác, Nhưng vẫn có thể nhấp và kéo âm thanh đó nối với đoạn video của mình.
Mở rộng audio track để làm việc với nó một cách chi tiết hơn, di chuyển nút handle bên dưới track và kéo nó xuống để có thể thấy dạng sóng của âm thanh. Chúng sẽ cần thiết cho việc điều chỉnh âm thanh ở bước tiếp theo.
Hình 3.2 : thêm nhạc nền(2)
c.Điều chỉnh mức âm thanh
Một trong những tác vụ âm thanh Premiere Pro phổ biết nhất là điều chỉnh mức âm lượng. Điều này rất quan trọng khi em vừa muốn cân bằng hàng loạt track cùng lúc, đồng thời muốn điều chỉnh từng cái một cách độc lập.
Mục tiêu của điều chỉnh mức âm thanh chính là tìm sự cân bằng giữa “đủ lớn” và “khơng q áp cực đại”. Âm thanh được đo bằng decibel và lặp đi lặp lại xem các mức trong ảnh chụp màn hình bên dưới với các số ở bên trái của thanh trượt. Mức âm thanh phải phù hợp với mục tiêu của clip âm thanh. Nếu audio chủ yếu là đối thoại, âm thanh hội thoại sẽ chiếm vị trí quan trọng, vị trí trung tâm và có
âm lượng cao nhất. Hiệu ứng âm thanh và nhạc nền cần được đặt thấp hơn để chúng không lấn áp các yếu tố âm thanh khác.
Để điều chỉnh toàn bộ âm lượng của tệp âm thanh, hãy tìm bản nhạc trên bảng điều khiển Audio mixer. Kéo vào thanh trượt lên hoặc xuống để điều chỉnh âm lượng phù hợp. khi em phát lại âm thanh, hãy bảo đảm không thấy màu đỏ nhấp nháy trên các vạch màu, nó cho thấy âm thanh đã đị dẩy lên quá nhiều.
Hình 3.3 : Thêm nhạc nền (3)
Em cũng có thể sử dụng các keyfame để điều chỉnh mức âm thanh theo thời gian. Để thay đổi mức âm thanh trong Premiere, em giữ Ctrl/Cmd trên bàn phím và sau đó nhấp vào dạng sóng trên dịng thời gian. Tại thời điểm này, em có thể lấy đường ngang với track và kéo nó xuống để điều chỉnh mức âm lượng sao cho hợp lí nhất.
Tiếp theo, nhấn Ctrl/Cmd và nhấp vào dịng thời gian tại một vị trí nào đó. Bây giờ, em có hai điểm neo trên dịng thời gian. Em có thể kéo chúng lên và xuống để điểu chỉnh âm thanh theo thời gian. Giống như hiệu ứng hình ảnh có thể được điều chỉnh trong một khoảng thời gian, em có thể điều chỉnh âm thanh để tăng và giảm trong suốt quá trình tạo dựng âm thanh cho video của mình.
d.Banning Audio
Chắc chắn, có những người xem video của em bằng nhiều ứng dụng, điển hình là AirPods, vì vậy âm thanh vịm có thể sẽ khơng được đảm bảo. Tuy nhiên, điểu chỉnh bằng panning audio, nó có thể mang lại cảm giác cân bằng, đặc biệt là khi làm việc với nhiều bản nhạc.
Nếu em muốn thay đổi tồn bộ âm nhạc trong q trình sản xuất, sử dụng Mixer panel ở trên cùng , điều chỉnh núm sang tría hoặc phải để lấy âm thanh phù hợp.
Hình 3.4: Thêm nhạc nền(4)
Một tùy chọn khác là sử dụng các keyframe để điều chỉnh cân bằng âm thanh trong suốt clip. Ví dụ này đã sử dụng các keyframe để tạo ra các điểm neo, điều chỉnh sự cân bằng của âm thanh.
Nhấp vào biểu tượng keyframe, sau đó chọn track panner, sau đó balance. Bây giờ, các keyframe trên clip của em có thể được sử dụng để kiểm sốt và thay đổi balance trong suốt clip. Di chuyển qua lại để tao các hiệu ứng dao động.
e.Chỉnh sửa âm thanh
Để chỉnh sửa thời lượng và vị trí âm thanh trên dịng thời gian. Em có thể lấy handle ở hai đầu để điều chỉnh nơi bắt đầu và dừng, kéo và thả clip vào vị trí và phân chia clip bằng razor tool.
Khi chỉnh sửa audio, hãy chú ý đến dạng sóng, có thể nhìn thấy rõ hơn khi em mở rộng từng track. Nó có thể giúp em chọn được điểm cắt audio một cách hoàn hảo.
Trong trường hợp audio mà em đưa vào bị link cùng video có trước. Em có thể nhấp chuột phải vào audio clip và chọn Unlink để tach riêng hai clip.
Hình 3.5: Thêm nhạc nền(5)
Em cũng có thể thêm hiệu ứng cho đoạn nhạc của mình bằng Audio Equalizer (Bộ cân bằng đồ họa – 20 băng tần). Nhấp vào edit trên hiệu ứng để mở ra một cân bằng mới, giúp em điều chỉnh đâu ra âm thanh.
3.Công cụ và cách sử dụng Essential Sound Panel
Bộ điều khiển Essential Soul Panel là một công cụ tuyệt vời của Adobe Premiere, cho phép người chỉnh sửa video trộn âm thanh và thêm hiệu ứng mà khơng cần phải có bằng cấp hoặc đào tạo nâng cao về kỹ thuật âm thanh.
Có bốn loại âm thanh trong Essential Sound Panel: Dialogue ( Dành cho Voice, lời bình, hội thoại…) Sound effects (Hiệu ứng âm thanh), Mucsic (nhạc), Ambience ( Tổng thể thông gian môi trường xung quanh).
3.1. Dialogue
Để bắt đầu chỉnh sửa, trước tiên hay thả đoạn đối thoại của em vào dòng thời gian. Di chuyển đến Essential Sound Panel và chọn loại âm thanh “Dialogue”. Từ
đây, em sẽ có thể chỉnh sửa được bằng các preset, loudness control, repair, clarity, careative, và âm lượng.
Preset
Các loại hiệu ứng âm thanh em áp dụng cho cuộc hội thoại của mình tùy thuộc
vào câu chuyện, nền tảng và và thể loại video mà em đang làm việc.
Hình 3.6: Thêm nhạc nền (6)
Ví dụ: Nếu em muốn đoạn audio của mình phát ra âm thanh như tiếng vang từ
một địa điểm bên ngồi, thì có một cài đặt có tên là “From Outside a Building”. Hoặc em muốn đoạn hội thoại của mình giống như âm thanh podcast, hãy cài đặt bộ lọc “Padcast Voice”… Có rất nhiều cài đặt để lựa chọn.
Khi em chọn một preset, em có thể lấy các thơng số khác nhau từ Essential Sound Panel được điều chỉnh tự dộng để phù hợp với giá trị đặt trước đó. Tất nhiên, những cài đặt trước này sẽ không biến audio track của em trở nên hoàn hảo ngay lập tức, me vẫn sẽ phải điều chỉnh các tham số trên bảng điều khiển để đạt được âm thanh như mong muốn.
Khi em thực hiện điều chỉnh, hộp bên cạnh preser sẽ biến thành “Custom” cà và em có thể lưu nó dưới dạng cài đặt tùy chỉnh của riêng mình bằng các nhấp vào nút Save.
Hình 3.7: Thêm nhạc nền(7)
Loudness
Bên dưới presset, có một tab gọi là loudness. Nếu em chọn “Auto-Match”, thì nó đặt thơng số âm thanh của em thành -23 LUFS, âm lượng tiêu chuẩn cho cuộc hội thoại (LUFS là viết tắt của các đơn vị âm lượng so với quy mô đầy đủ, đây chỉ là một tiêu chuẩn cho các mức âm thanh trên TV phát sóng và video khác).
Nếu em không muốn thay đổi các thông số một cách cụ thể, chỉ cần nhấp vào nút “Auto-Match”, nó sẽ chuyển sang màu xanh và em có một mức âm lượng đạt tiêu chuẩn phát sóng.
Repair
Khi em nhấp vào Repair, nó sẽ mở rộng để hiển thị bốn tham số mới, em có thể kích hoạt bằng cách nhấp vào hộp tìm kiếm bên cạnh, sau đó sử dụng thanh trượt để giảm hoặc tăng hiệu ứng. Hãy cùng xem bốn thơng số này:
Hình 3.8: Thêm nhạc nền(8)
Reduce Noise: Khi em kích hoạt Reduce Noise, Nó sẽ làm giảm tiếng ồn cho âm
thanh của em. Hiệu ứng này loại bỏ nhiễu sóng băng thơng rộng như tiếng ồn bên ngồi và tiếng gió. Nó hoạt động tốt nhất khi em thêm một vài giầy tiếng ồn trước khi cuộc đối thoại bắt đầu.
Recude Rumble: Hiệu ứng này chỉ nhằm loại bỏ tiếng rít của micro. Khi em kích
hoạt tham số này, có sẽ thêm bộ lọc FFT của FRL vào clip âm thanh, em có thể mở ra và điều chỉnh thêm nếu thanh trượt khơng có cung cấp đủ điều khiển.
DeHum: Hiệu ứng này loại bỏ âm thanh vo ve điện tử. Em có thể chọn 50hz hoặc
60hz tủy theo quốc gia của em.
DeEss: Hiệu ứng này loại bỏ các tạp âm “s” nặng còn được gọi là sibilance.
Clarity: Chế độ này giúp cải thiện độ rõ của âm thanh bằng cùng với Dynamics,
EQ, và Speech Enhancement.
Hình 3.9: Thêm nhạc nền(9)
Cho phép em nén hoặc mở rộng phạm vi động của bản ghi đoạn hội thoại của
mình. Em có thể chuyển thanh trượt động để đoạn hội thoại nghe tự nhiên hơn hoặc tập trung hơn.
EQ : Cho phép em tăng hoặc giảm tần số cụ thể từ danh sách các cài đặt trước của
EQ.
Ví dụ: Nếu em làm việc với giọng nữ, em có thể chọn “Subtle Boost (female)” để tăng tần số chung trong giọng nữ. Tuy nhiên em không cần phải biết những tần số này là gì - Bảng điều khiển Essential Sound sẽ giúp em xử lý chung với các cài đặt sẵn .
Enhance Speech : Bảng điều khiển Essential Sound sẽ áp dụng trực tiếp hiệu ứng
“Voical Enhancer” vào audio track của em. Chỉ có hai chế độ: Nữ hoặc Nam. Chế độ này dùng để tăng cường tần số giọng hát của nam (85 đến 180hz) hoặc nữ (165 đến 255hz).
Creative : Chế độ này về cơ bản sẽ tạo khơng khí cho cuộc đối thoại của em, để âm
thanh được ghi lại giống như đang diễn ra trong một môi trường cụ thể. Sau khi em đánh dấu vào ơ bên cạnh Reverb, nó sẽ thêm hiệu ứng “Studio Reverb” vào cuộc đối thoại của em. Sau đó, em chọn từ một danh sách các cài đặt trước của Reverb chẳng hạn như “Thicken Voice” hay “Audiorium”. Em cũng có thể sử dụng tham số trượt chỉnh sửa theo ý muốn.
Hình 3.10: Thêm nhạc nền(10)
Volume : Cuối cùng, nếu em muốn tăng hoặc giảm âm lượng của âm thanh, em có
thể điều chỉnh thanh trượt ở dưới cùng. Hiệu ứng “ Hard Limiter” sẽ tăng hoặc giảm âm lượng tổng thể audio mà không làm biến dạng âm thanh.
2. Music
Sau khi em cho bản nhạc vào dòng thời gian, hãy chọn clip và chọn loại âm
thanh của “Music” từ Bảng điều khiển Essential Sound. Không giống như Dialogue, Music có rất ít thơng số để điều chỉnh. Chế độ quan trọng nhất là Loudness ( độ to), điều này sẽ đảm bảo rằng âm thanh của em không lấn át phần đối thoại trong audio. Khi em nhấn “Auto-Match” bên dưới Loudness, em sẽ thây âm nhạc được đặt ở mức tiêu chuẩn âm lượng phát sóng-25 LUFS.
Hình 3.11: Thêm nhạc nên(11)
3.2. Sound FX
Em có thể cải thiện và thay đổi kỹ xảo âm thanh như tiếng rít của ơ tơ, rung chng hoặc tiếng gõ bàn phím máy tính.
Hình 3.12: Thêm nhạc nên(12)
Đặt clip Sound FX của em vào dòng thời gian Premiere Pro, chọn clip âm thanh, sau đó chọn loại âm thanh của “ SFX” trong bảng điều khiển Essential Sound và điều chỉnh với các tham số sau:
Loudness: Trong tab Loudness, hãy chọn “Auto- Match” để đặt mức âm thanh
Creative : Tab Creative cho phép em thêm âm vang nặng, nhẹ, bên ngồi hoặc
trong phịng để tảo bầu khơng khí cho video.
Pan: Sử dụng tab Pan, em có thể thay đổi vị trí nghe âm thanh trong trường âm thanh nổi. Ví dụ: nếu xe cứu thương đến từ bên trái khung hình video, em có thể điều chỉnh thanh trượt pan để đặt âm thanh phát ra từ bên ngồi.
4. Ambience
Khơng giống như hiệu ứng âm thanh, Ambience là âm thanh phản ánh khơng khí của một khơng gian va tinh tế hơn. Ví dụ: Trong khơng gian văn phịng, em có thể nghe thấy tiếng máy in hoặc chuột máy tính nhấp chuột, nhưng đây được coi là hiệu ứng âm thanh, không phải môi trường xung quanh. Office Ambience sẽ giống như tiếng vo vo của đèn pin và tiếng nói chuyện của nhân viên tổng đài.
Kéo và thả âm thanh môi trường xung quanh vào dịng thời gian của em, sau đó chọn loại âm thanh “Ambience” từ Bảng điều khiển Essential Sound.
Từ đây, em có thể điều chỉnh âm lượng, thêm reverb và điều chỉnh độ rộng âm thanh của môi trường xung quanh.
Loudness: Tiêu chuẩn phát sóng cho mơi trường xung quanh là – 30 LUFS. Thấp hơn so với đối thoại, điều này có nghĩa là có nhiều âm thanh khác trong background. Hãy chọn “Auto-Match” để đưcọ âm thanh ambience ở mức tiêu chuẩn -30 LUFS.
Reverb: Em có thể chọn từ bốn cài đặt trước của Reverb: Large Room
Ambience, Outside Ambience, Room Ambience, và Wind Effect. Em có thể sử dụng thanh trượt để tăng lượng reverb.
Stereo Width: Cho phép em tăng hoặc giảm mức độ hiện diện của tiếng ồn xung quanh. Ví Dụ: Nếu em muốn mơi trường xung quanh tạo cảm giác có nhiều người xung quanh, em có thể điều chỉnh thanh trượt nhiều hơn về bên phải, về phía “Width”.
Essential Sound Panel : là một cơng cụ hịa trộn âm thanh dễ dàng cho người bắt đầu làm quên với việc chỉnh sửa video. Mặc dù sở hữu các bộ cài đặt trước tối ưu, tuy nhiên nó khơng hồn hảo với tất cả trường hợp. Do đó, em khơng nên q lạm dụng chúng, hãy điều chỉnh cho đến khi có được âm thanh mong muốn.
4. Thêm hiệu ứng vào video
4.1: Sử dụng các hiệu ứng có sẳn trong phần mềm Premiere pro
Bước 1: Lựa chọn hiệu ứng chuyển cảnh trong mục làm việc project and media – mở rộng công cụ Effect – mục Video Transition và chọn các hiệu ứng chuyển cảnh có sẵn.
Hình 4.1: Thêm hiệu ứng vào video(1)
Bước 2 : Kéo thử hiệu ứng chuyển cảnh vào giữa 2 đoạn đầu cần chuyển cảnh( Video đã được chọn và video tiếp nối sau đó)
Hình 4.2. Thêm hiệu ứng vào video(2)
Bước 3: Xem lại và tinh chỉnh lại hiệu ứng của video sao cho phù hợp và khớp vào cảnh cần chuyển nhất.
4.2: Sử dụng các hiệu ứng được Import vào.
Để có hiệu ứng chuyển cảnh đẹp và chuyên nghiệp hơn, em có thể sử dụng preset đã được các nhà biên tập video chuyên nghiệp trên thế giới dựng sẵn. Hiện các preset này có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet và tải về miễn phí.
Bước 1: Tải về và giải nén các Transition Effect Preset
Bước 2: Cũng trong Tab Effect ở vùng làm việc với project, em nhấn chọn Preset( dòng đầu tiên). Nhấn chuột phải chọn Import preset, tìm Preser (file có đi PREPSET) đã tải về theo đường dẫn trong máy.
Hình 4.3: Thêm hiệu ứng vào video(3)
Bước 3: Mỗi Preset có cách sử dụng khác nhau.
Đặt con trỏ vào giữa 2 video. Nhấn phím SHIFT và phím mũi tên sang trái 1 lần để chọn frame hình. Quay trở lại điểm giao và nhấn SHIFT + phím mũi tên sang phải 1 lần để chọn frame.
Như vậy em đã tách được frame đầu và cuối của 2 video thành 2 phân đoạn riêng, tạm gọi là đoạn A và B. ( Muốn chọn từng frame chỉ cần nhấn nút mũi tên sang trái hoặc phải ).
Hình 4.4: Thêm hiệu ứng vào video(4)
Bước 4: Nhấn Shift và chọn đoạn A và B. Nhấn chuột phải , bảng chọ hiện ra
em chọn “Nest” và Enter để hợp nhất A và B thành đoạn mới là C. Đoạn C gồm các frame hình đã chọn ở bước 3 nên đã thỏa mãn preset.
Hình 4.5: Thêm hiệu ứng vào video(5)
4.3: Sử dụng các hiệu ứng tự tạo.
Ngoài việc sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh mặc định và preset ra thì em cũng
có thể tạo ra hiệu ứng đơn giản của riêng mình.
a. Dựa vào kỹ thuật quay phim( Camera Transition)
Người quay phim sẽ chủ động quay 2 đoạn footage có liên quan với nhau và chỉ việc ghép đoạn lại đã có một transition độc đáo. Em sẽ giới thiệu cách đơn giản nhất đó là lia máy quay.
Footage 1: Quay bình thường sau đó lia máy quay vào một vùng tối để kết
thúc.
Ví dụ: Lấy tay che đi ống kính, lia vào sát lưng người, lia vào thân cây hoặc xuống mặt đất,…
Footage 2: Từ một vùng tối khác em lia máy sang vùng có ánh sáng tốt và bắt
đầu cảnh quay bình thường.
Lấy 2 đoạn footage ghép lại với nhau là đã được chuyển cảnh khá “nghệ thuât”. Tương tự em cũng có thể hất máy quay lên trời (vùng sáng) ở footage 1 và