Quảng bá rộng rãi và tạo điều kiện để đưa bộ trang phục

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

8. Nội dung đề tài

3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của

3.3.2.4. Quảng bá rộng rãi và tạo điều kiện để đưa bộ trang phục

59

thống vào ngành du lịch

Việc vận động bà con tổ chức sản xuất các bộ trang phục truyền thống dưới hình thức gia đình và nhóm sản xuất cũng là một giải pháp hữu ích. Như vậy, việc sản xuất sẽ gắn liền với việc thương mại hóa mang tính chất lưu niệm để đưa vào du lịch. Chẳng hạn như ở Sa Pa hiện nay đã có dịch vụ cho thuê bộ trang phục truyền thống để khách du lịch mặc chụp ảnh. Mỗi bộ trang phục được trưng bày la liệt với mục đích bán hoặc cho thuê ấy đều do chính bàn tay của chị em đồng bào người H’mông đen thêu dệt nên. Những người đi du lịch là đối tượng chủ yếu tham gia vào quá trình mua bán này. Tuy mục đích của mỗi người là khác nhau, nhưng điều đó cũng đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người H’mơng đen tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, nếu cứ dựa vào những hoạt động thương mại ấy để bảo tồn văn hóa truyền thống rất phiến diện và khơng bảo đảm tính chân thực của các giá trị văn hóa. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là, vừa biết phát huy cái tích cực của hoạt động thương mại hóa, du lịch trên lĩnh vực văn hóa truyền thống, vừa định hướng cho các hoạt động ấy đi đúng chủ trương bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đích thực.

Bên cạnh đó, các nhà du lịch nước ngoài là một đối tượng trái ngược với khách du lịch thơng thường, đó là những người có tâm huyết khám phá cái đẹp nguyên gốc, do đó họ có nhu cầu tìm đến các sản phẩm văn hóa “chính hiệu” dân tộc. Đại đa số khách du lịch trong nước muốn mua các mặt hàng đẹp đẽ về hình thức, nổi bật và lạ mắt, mục đích của họ là đem về làm quà cho bạn bè, anh chị em. Cịn các khách là người nước ngồi, nếu họ muốn mua một thứ nào đó, chẳng hạn như chiếc áo, họ hỏi xem có phải nhuộm bằng thảo mộc truyền thống không, và nhất là mua những sản phẩm mà họ được chứng kiến người dân thực thụ đang làm ra nó. Như thế, đây chính là một thị trường đầy tiềm năng mà ta có thể phát huy việc sản xuất ra các sản phẩm văn hóa mang tính truyền thống. Từ q trình sản xuất tiêu thụ đó, chúng ta có thể điều chỉnh được sản phẩm và thị hiếu của người mua trong nước dần dần trùng với nhau.

60

Hiện nay, bộ trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số chủ yếu chỉ được sử dụng trong các lễ hội truyền thống. Vì vậy, việc phục dựng các lễ hội truyền thống để người dân có cơ hội mặc trang phục là hết sức cần thiết. Phải có các chính sách hỗ trợ người dân có thêm thu nhập từ chính hoạt động văn hóa mà họ là chủ thể chính.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w