Đặc điểm văn hóa

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT TRIỂN văn hóa ẩm THỰC của NGƯỜI tày tại HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 33)

6. Kết cấu đề tài

1.2.2. Người Tày ở huyện Trùng Khánh

1.2.2.4. Đặc điểm văn hóa

- Văn hóa vật chất:

Nhà ở: Người Tày thường sống thành chịm, xóm có tên là bản, là Nà . . . Mỗi

bản thường có 20 nhà, 30 nhà hoặc nhiều hơn, có nơi có tới hàng 100 ngơi nhà. Tuỳ vào địa bàn cư trú và khả năng kinh tế mà nhà ở của người Tày khác nhau, đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương người Tày thường làm nhà sàn; vùng đồng bằng, vùng ven thị trấn, vùng ven đường cái thường

23

làm nhà trệt; vùng lưng chừng thường làm nhà nửa sàn nửa trệt; vùng đô thị thường làm nhà xây. Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phịng thủ. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (khơng có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản …

Trang phục: Trang phục của người Tày mang một màu tràm đầy giản dị và

tinh tế dân tộc Tày được biết đến với màu áo chàm quen thuộc, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như khơng thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Ngồi ra, dân tộc Tày cịn có các sản phẩm thủ cơng nổi tiếng đó là thổ cẩm, sản phẩm này có truyền thống từ rất lâu đời, dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn... Nguyên liệu là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm nhiều màu khác nhau.

Trang phục truyền thống của người Tày không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngồi màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng cịn gia cơng trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4 thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân là loại xẻ ngực, cổ trịn cao, khơng cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bơng nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân.

24

Quần có cạp rộng khơng luồn rút, khi mặc có dây buộc ngồi. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ trịn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi

hội thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày cịn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ trịn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần, là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động, thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vịng, buộc lại ở phía sau, để bng dải đi xuống sau lưng.

Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Đồ trang sức được cả nam và nữ thích sử dụng đó là vịng cổ, chân, tay..., trẻ em đeo đồ trang sức bằng bạc để trừ tà ma và tránh gió.

Về văn hóa ẩm thực: các món ăn trong bữa cơm gia đình của người Tày rất

phong phú và đa dạng, khi đặt chân đến các làng bản người Tày, khách sẽ khơng khó để được thưởng thức vị chua của những món ăn, như: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua, canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua: khế, sấu, trám, tai chua... đều được tận dụng trong bữa ăn của người Tày, hay vị đắng của những món như măng đắng, mướp đắng, rau ngải... Nếu có dịp đến Cao Bằng nếm thử sơi trám hay vịt quay 7 vị của người Tày nơi đây, du khách sẽ không thể nào quên.

- Văn hóa tinh thần:

+ Ngơn ngữ, chữ viết:

25

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, dân tộc Tày cơ bản vẫn bảo tồn tốt tiếng nói riêng của dân tộc mình. 80% người Tày thường xuyên sử dụng tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, xu hướng ở hầu hết các địa phương có dân tộc Tày sinh sống, đặc biệt trong các gia đình ở khu vực thị trấn, thành phố, các gia đình trẻ và gia đình có bố mẹ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chủ yếu giao tiếp trong gia đình bằng tiếng phổ thơng (tiếng Việt).

Chính vì vậy ở những khu vực này, trẻ em dân tộc Tày ít nói tiếng dân tộc, chủ yếu sử dụng tiếng phổ thông và điều này đã làm cho tiếng Tày tự mai một chính trong nội bộ con em dân tộc Tày.

Về chữ viết, dân tộc Tày có chữ Nơm Tày, nhưng hiện nay khơng cịn duy trì chữ viết riêng, chỉ cịn một phần nhỏ trong hệ thống sách cúng, sách Then, sách của thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng. Số người biết về chữ Nôm Tày hầu như khơng cịn. Trong các nghi lễ như: tang ma, giải hạn, thượng thọ, xem ngày giờ..., đa số các thầy tào dân tộc Tày vẫn sử dụng chữ Hán.

Các thầy tào biết viết chữ Hán, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy bài bản. Một số sách chữ Nôm Tày, chữ Hán hiện vẫn đang được lưu giữ trong các gia đình làm nghề thầy Tào.

Về ngữ văn dân gian, dân tộc Tày vẫn còn lưu giữ, tuy nhiên chỉ một số ít nghệ nhân cao tuổi mới nắm được nên nguy cơ mai một cao.

+ Tơn giáo, tín ngưỡng:

Người Tày chủ yếu theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong ngôi nhà của họ bàn thờ ln được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Họ cho rằng “Vạn vật hữu linh” nên cho rằng vạn vật có linh hồn, người chết sang thế giới bên kia vẫn quan sát được mọi hoạt động của người phàm. Bất cứ việc gì xảy ra trong gia đình, người chủ gia đình đều phải khấn vái với tổ tiên. Khách và phụ nữ có

26

thai, trẻ sơ sinh khơng được ngồi, nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày Tảo mộ (3/3 âm lịch) là lễ hội quan trọng nhất của người Tày. Tuy nhiên, ngồi việc thờ cúng tổ tiên, người Tày cịn chịu ảnh hưởng của các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, mặc dù họ không theo một tôn giáo nào.

+ Lễ hội:

Người Tày huyện Trùng Khánh có nhiều tết quanh năm và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, như: Tết Nguyên đán, Tết đắp nọi (có nghĩa là Nguyên đán nhỏ, dành cho những ai vì bận việc nước, việc quân chưa về hưởng Tết Nguyên đán; cũng có ý là tiễn tháng Giêng qua, bước vào vụ mới); Tết Thanh minh (ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm); Tết Đoan ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch); Tết Khoăn vài (vía trâu), tổ chức ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch là Tết thu vía, trả cơng cho trâu, bị và trẻ em mục đồng chăn thả coi sóc trâu, bị sau vụ mùa cày cấy vất vả mọi bề đã hoàn thành; Tết Rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên), Tết Trung thu; Tết mừng cơm mới (Tết Trùng cửu)…

+ Văn học nghệ thuật:

Là một dân tộc định cư lâu đời ở Cao Bằng, nên văn học nghệ thuật của người Tày khá phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Gồm có truyện thần thoại, truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ, hát then, múa dân gian, hát quan lang, hát mừng nhà mới, mừng thọ. . .

Người Tày có một nền văn nghệ truyền thống phong phú với đủ loại thể loại, thơ, ca, múa, nhạc, trong đó có múa rối. Những câu tục ngữ, câu ca dao chiếm một số lượng đáng kể. Những điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn hát ru, hát đám cưới, ...

+ Âm nhạc:

27

Hát then, hát lượn, hát sli được sử dụng vào các mục đích đời sống, sinh hoạt khác nhau, là những làn điệu dân ca phổ biến của người Tày. Nhạc cụ chính là đàn tính, lúc lắc. Đàn tính là nhạc cụ có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, là linh hồn trong nghệ thuật múa dân gian dân tộc Tày. Từ bao đời nay, đàn tính đóng vai trị là phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.

+ Hơn nhân và gia đình:

Ngày xưa, hơn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay nam nữ có thể tự do tìm hiểu trước khi đi đến hơn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ và một vợ một chồng.

+ Thiết chế xã hội (làng bản):

Tổ chức mường của người Tày đã bị giải thể từ lâu, các hình thức tổ chức như châu, tổng, xã được hình thành sớm, nhưng hiện nay đơn vị xã hội cơ sở của người Tày hiện nay vẫn là bản. Người Tày ở huyện Trùng Khánh thường tụ cư giữa vùng giáp ranh giữa rừng và ruộng. Các bản của người Tày thường dựa lưng vào núi, hướng xuống thung lũng. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng. Bản của người Tày thường nhỏ, mỗi bản thường chỉ có khoảng 20 đến trên dưới 60 hộ. Mỗi bản thường có nhiều xóm nhỏ, phân bố tương đối biệt lập, đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường cái chạy qua. Trong bản có những họ là gốc người Tày cổ, có những họ là gốc Kinh đã bị Tày hóa.

Trước đây, dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, các làng bản của người Tày thường chịu sự quản lý của các thiết chế quan liêu như châu, tổng, xã, thôn. Đôi khi các thành phố lớn cũng được cơ cấu thành một xã trong bộ máy nhà nước với người đứng đầu là chính quyền. Với những thơn bản nhỏ, chính quyền phong kiến thường ghép những vài thơn bản thành một xã đứng đầu là trưởng bản. Hiện tại mỗi xóm bản đều có một trưởng xóm bản.

+ Tri thức dân gian:

28

Cư dân Tày ở Cao Bằng đã sáng tạo nên những di sản văn hóa truyền thống độc đáo chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, giá trị văn hóa trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội như sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi; Bảo quản và chế biến thực phẩm; Thu hái, sử dụng cây thuốc và cách chữa bệnh; Truyền tải kiến thức giữa các thế hệ trong giáo dục; bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tổ chức quản lý cộng đồng, các giá trị xã hội, các quy tắc truyền thống trong làng xã ... Bản sắc văn hóa cịn được thể hiện sinh động qua các loại hình văn hóa, trang phục, lễ hội, trị chơi dân gian, ... Nghề thủ công, ẩm thực, phong tục, tập quán, cộng đồng ... Nét văn hóa mỗi dân tộc đều có những biểu hiện và màu sắc riêng. Chính sự độc đáo và đa dạng trong văn hóa tạo nên sức hấp dẫn du khách đến khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng, là nguồn tài nguyên vô giá phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Nhờ đó, hoạt động du lịch, nhất là du lịch cộng đồng ở một số làng, bản có nhiều đồng bào người dân tộc sinh sống bước đầu đem lại kết quả tích cực, góp phần giảm nghèo, tạo thêm nguồn thu nhập cho đồng bào như các sản phẩm: Kiến trúc là nhà sàn miền núi, ẩm thực dân tộc và văn hóa truyền thống Tày, …

Tiểu kết chương 1

Cộng đồng người Tày nói chung và người Tày ở Trùng Khánh nói riêng, ẩm thực cũng giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống. Nó cũng bao gồm tất cả các vấn đề liên quan: quan niệm về ăn uống, cách ăn, cách chế biến, ứng xử trong khi ăn…

Là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Cao Bằng, huyện Trùng Khánh là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Với khoảng 60% dân số, người Tày là tộc người có dân số đơng đứng thứ nhất tồn huyện. Đặc điểm địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, Trùng Khánh có nguồn lương thực, thực phầm phong phú đa dạng, đặc biệt là các loại lâm sản. Quá trình lịch

29

sử tộc người và cộng cư giữa các dân tộc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến ẩm thực của người Tày. Từ việc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nguồn lương thực, thực phẩm có được chủ yếu nhờ hoạt động săn bắt hái lượm, nguồn thức ăn của người dân ngày càng được bổ sung bởi nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú chính là một trong những cơ sở tạo nên các đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Tày.

30

Chương 2

ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VÀ THỰC TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY TẠI

HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT TRIỂN văn hóa ẩm THỰC của NGƯỜI tày tại HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w