7. Bố cục của đề tài
2.1. Nghề dệt lụa tại làng Hồi Quan truyền thống
2.1.2. Các sản phẩm được tạo ra từ nghề dệt
Nghề dệt tại làng Hồi đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về mặt thẩm mĩ và lợi ích. Các sản phẩm được tạo ra từ nghề dệt truyền thống của làng Hồi Quan bao gồm:
- Vải lụa: là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm. Cụ thể đó là những người ni tằm sẽ se các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa. Đây được coi là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Từ đó mà lụa trở thành loại vải đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến thời điểm đó. Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất
lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ
23
tằm dâu là được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.
Trải qua một thời gian dài phát triển từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Loại lụa được sản xuất chủ yếu ở làng Hồi đó là lụa tơ tằm. Đây là loại vải lụa cao cấp nhất. Lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ cơng truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. Màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng.
- Vải đũi được sản xuất từ sợi đũi. Loại sợi này là phần thừa ra trong quá trình ươm tơ tằm của làng Hồi nên được tận dụng. Phế liệu này thường chiếm đến 60% số lượng trong q trình ni, chỉ có 40% dùng để dệt lụa. Để tiết kiệm, người ta đã chế ra vải đũi. Vì vậy, thực tế nó cũng được coi là một loại lụa tơ tằm nhưng lại mang vẻ đẹp mộc mạc hơn nhiều. Chúng chỉ khác nhau về kiểu dệt,
nguyên liệu đầu vào, cơng đoạn xử lý. Đặc biệt, vải đũi cịn được biết đến với tên gọi vải lanh.
Chất liệu này thường được nhuộm bằng trái mặc nưa. Vải khá giống với vải thô, vải bố song vẫn giữ được độ mịn màng tự nhiên của tơ tằm. Vải đũi có những ưu và nhược điêm như: Cảm giác mềm mại, thoải mái là ấn tượng đầu tiên của người sử dụng về loại vải này. Chúng siêu nhẹ, xốp, cách ẩm, cách nhiệt hiệu quả. Vì vậy, vải đũi khơng bám dính khó lên cơ thể đặc biệt khi ra mồ hôi như dịng vải lụa, cotton hay thơ ráp như vải thô. So với vải len, chúng cũng khơng gây tích điện vào những ngày đơng và thoáng mát vào mùa hè nhờ kết cấu đặc biệt gồm nhiều khoảng hở, tạo cảm giác thoáng mát cho người sử dụng. Khơng khí được lưu chuyển dễ dàng, tránh tình trạng bí bách, dính dớp khó chịu.
- Vải làm khăn xếp của nam giới, khăn vấn và khăn đội đầu của phụ nữ Việt Nam truyền thống. Vải gụ nâu để may áo cho người nông dân.
Một điều đặc biệt hơn cả là vải lụa làng hồi khi xưa dùng để may trang phục quan họ cho các liền anh, liền chị. Trang phục quan họ được coi là bộ trang phục
24
rất cầu kì và địi hỏi độ đẹp và chất lượng về nhiều mặt. Trang phục quan họ là minh chứng cho câu nói “Ăn Bắc mặc Kinh” có nghĩa là ăn hay mặc đều cầu kỳ như người Kinh Bắc.
Trang phục của liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau, gọi là mớ ba hoặc bảy áo dài lồng vào nhau gọi là mớ bảy. Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ. Loại này thường dùng cho trung niên. Riêng yếm cổ viền thì dùng cho lứa tuổi trẻ. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi tắn hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng, cốm,vv... Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ, các cụ gọi là yếm thắm, vàng thư, xanh da trời, hồng nhạt, hồ thủy… Giải yếm to bng ngồi lưng áo và giải yếm thắt vịng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái Quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.
Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong
25
bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn. Váy ngoài bằng the, lụa, màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây trũn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đơi con khoai phía gót chân. Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ cơng, có một vịng trịn bằng da trâu mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngồi áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị cịn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao và thắt lưng đeo dây xà tích.
Liền anh mặc áo dài, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài quá gối. Thường bên trong, các liền anh mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the hoặc đối với người khá giả hơn thế áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh…gọi là áo kép.
Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Trước kia, đàn ơng cũng nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu, nay khơng cịn. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép… các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong. Trang phục Quan họ ở đây được hiểu một cách tổng thể những gì mà các liền anh, liền chị sử dụng và hoá trang trong khi sinh hoạt và biểu diễn Quan họ. Như vậy, ngồi quần, váy và áo, cịn có khăn, thắt lưng, nón, dây xà tích. Cho tới nay, mặc dù dưới những tác động của những xu hướng hiện đại hóa trong trang phục nói chung, trang phục của người Quan họ cũng đã có những biến đổi ít nhiều, đặc biệt là chất liệu vải, màu sắc và cả sự giản
26
lược một vài thứ khác nữa.
Như vậy trong truyền thống, sản phẩm từ nghề dệt của làng Hồi Quan cũng rất đa dạng, đó các vải các loại, từ vải lụa dành cho tầng lớp quý tộc đến vải thường dành cho người nơng dân lao động chân lấm tay bùn. Và chính các sản phẩm đó đã góp phần tạo nên một nét bản sắc văn hóa của người Kinh Bắc, đúng như câu thành ngữ “Ăn Bắc mặc Kinh”.