Khái quát sơ lược đặc điểm, tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 25 - 64)

7. Cấu trúc đề tài

2.1. Khái quát sơ lược đặc điểm, tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh

của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, họ sẽ là những người đóng vai trị chủ chớt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên đó chính là thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. Để làm tốt nhiệm vụ trên, sinh viên cần phải có sự thích ứng tốt

tâm lý xã hội ở môi trường đại học. Đây là vấn đề được đặt ra với sinh viên năm nhất bởi lẽ việc chuyển môi trường học từ bậc trung học phổ thông lên đại học có nhiều thay đổi về chương trình, phương pháp học tập dẫn tới có nhiều bạn sinh viên năm nhất chưa thích ứng được với môi trường học tập, có điểm thấp, chán nản việc học, trở nên thu mình, không thích tiếp xúc với ai... Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên phải sống xa gia đình không thích ứng được với những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, cuộc sống mới dẫn tới những hệ lụy như chưa biết chăm sóc bản thân, dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào những tệ nạn xấu như cờ bạc, nghiệm game, nghiện các chất cấm dẫn tới bỏ học giữa chừng...

Sinh viên, đa số nằm trong độ tuổi thanh niên từ 18 đến 23 tuổi. Đây là độ tuổi con người phát triển lên một bước mới trong hoạt động tư duy, trong tình cảm,

ý chí và đầy khát vọng hướng tới tương lai. Đồng thời cũng chính là quá trình con người hình thành, phát triển và dần hoàn thiện nhân cách. Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách sinh viên được biểu hiện trên cả hai mặt: mặt sinh học và mặt xã hội.

Mặt sinh học, cơ thể chưa được phát triển đầy đủ, đòi hỏi nhu cầu cao về chất dinh dưỡng và đi liền với nhu cầu vật chất ấy là nhu cầu hoạt động như một tất yếu cần thiết cho quá trình lượng hoá vật chất đã tiếp nhận. Vì vậy, dễ dàng nhận thấy về mặt xã hội, sinh viên tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể rất nhiệt tình, thậm chí cả những hoạt động không phù hợp với bản thân họ. Khi tham gia các hoạt động xã hội, sinh viên một mặt tích cực được tự thể hiện, tự khẳng định mình, mặt khác có một số sinh viên hoạt động thiếu ý thức, quậy phá không rõ nguyên nhân, có nhiều biểu hiện lệch lạc trong định hướng cuộc sống, đó là những biểu hiện chưa hoàn chỉnh trong nhân cách ở sinh viên.

Do đặc điểm riêng biệt của lứa tuổi, sự phát triển nhân cách sinh viên luôn chịu ảnh hưởng, tác động chi phối và lệ thuộc nhiều vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội, vào chế độ chính trị - xã hội của đất nước. Họ tiếp thu nhanh những giá trị truyền thống và những giá trị xã hội mới. Họ có khả năng thụ cảm, khát vọng vươn tới lý tưởng, luôn khao khát hiểu biết và khám phá... Tuy nhiên, là thế hệ trẻ cịn bờng bột, thiếu kinh nghiệm sớng, nhiều khi hay lẫn lộn lý tưởng với ảo tưởng, tính lãng mạn với sự kỳ dị. Những va chạm trong cuộc sống, nhiều khi họ không đủ nghị lực để phấn đấu dũng cảm, kiên trì cho lý tưởng, thực hiện ước mơ

hoài bão của mình. Để giải quyết sự mâu thuẫn, lấp đầy hố ngăn cách tồn tại thực tế giữa sự phức tạp trong hiện thực cuộc sống, họ dễ bị rơi vào chủ nghĩa hoài nghi bi quan hoặc chủ nghĩa hoài nghi lãnh đạm. Trong những trường hơp này, sự định hướng giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết.

Hệ thống nhu cầu, lợi ích của sinh viên trong hoạt động học tập, nghiên cứu và hoạt động xã hội là nhân tố tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên.

Đây là một đặc điểm rất rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên trong giai đoạn cách mạng đổi mới để phát triển ở Việt Nam. Nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Nhu cầu nảy sinh do tác động của điều kiện, hoàn cảnh khách quan và những trạng thái riêng của chủ thể. Lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Nói cách khác, nhu cầu chính là sự địi hỏi những ́u tớ cần thiết của cá nhân để tồn tại và phát triển. Nhu cầu được thực hiện thì trở thành lợi ích, nó đóng vai trò động lực to lớn thúc đẩy cá nhân hoạt động đạt tới mục tiêu, từng bước hiện thực hoá hoài bão, lý tưởng chính trị xã hội của mình. Người thiếu văn hoá, có văn hoá thấp do ít học, ít hoặc không va chạm với cuộc sống thì thường là có nhu cầu thấp; nhu cầu thấp dù có được thực hiện trở thành lợi ích thì lợi ích này cũng chỉ đóng vai trò nhỏ bé cho sự phát triển. Ngược lại sinh viên, thế hệ trẻ toàn thế giới ngày nay, do có trình độ văn hoá, nhận thức cao, nên có nhu cầu nhiều và lớn, thêm nữa, có ý chí và quyết tâm thực hiện nhu cầu đó. Nhu cầu đó được thực hiện thì trở thành lợi ích. Lợi ích này, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, là động lực to lớn thúc đẩy con người và xã hội phát triển. Theo logic lập luận như thế thì nhu cầu và lợi ích của sinh viên góp phần đáng kể cho việc hoàn thiện và phát triển nhiều phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách của sinh viên. Từ đặc điểm này có thể rút ra kết luận, muốn xây dựng, phát triển nhân cách cho sinh viên nước ta hiện nay thì cần giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng cho họ sống có hoài bão, ước mơ, lý tưởng, tức là có nhu cầu lớn và chính đáng và quyết tâm thực hiện được những nhu cầu ấy để đem lại lợi ích - động lực trong học tập, trở thành những con người mới đóng góp, cống hiến nhiều cho cách mạng.

Hệ thống nhu cầu, lợi ích trong sinh viên rất đa dạng. Hệ thống này mang tính kém ổn định, sự di chuyển năng động hơn so với hệ thống nhu cầu, lợi ích

của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Sinh viên đặc biệt đề cao nhu cầu, lợi ích về tinh thần, nhu cầu ham hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, các nhu cầu về tình bạn, tình yêu thường chiếm ưu thế cao và cấp bách hơn những tầng lớp xã hội khác. Có thể nói, với sinh viên nhu cầu về lợi ích tinh thần chiếm ưu thế nổi trội hơn so với những nhu cầu về vật chất. Hệ thống nhu cầu tinh thần trong sinh viên bao gồm:

Một là, nhu cầu học tập của sinh viên có tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Nhu cầu học tập đã tạo cho mỗi sinh viên bản tính độc lập, tự chủ, tinh thần sáng tạo cao. Hoạt động học tập và nghiên cứu đã hình thành lao động tự giác và sáng tạo trong mỗi sinh viên, đây là hai yếu tố cội nguồn để xây dựng đạo đức mới, là động lực để thúc đẩy họ nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ những tri thức về chính trị, về xã hội và về nghề nghiệp.

Hai là, nhu cầu về tình bạn, tình yêu đối với sinh viên là rất quan trọng. Trong thế giới tinh thần của mỗi sinh viên nhu cầu về tình bạn chiếm vị trí độc tôn. Tình bạn giúp bản thân mỗi sinh viên luôn hướng tới tập thể, quan tâm giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, hình thành một tình cảm đạo đức tốt đẹp trong nhân cách mỗi sinh viên. Khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống thì bạn bè là người đầu tiên, nhiều khi là người duy nhất để họ sẻ chia. Tình bạn là cầu nối giữa mỗi sinh viên với cộng đồng, với tập thể, tạo nên sự giao thoa tinh thần góp phần hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế, văn hoá hiện nay, có những nhóm bạn bị tác động bởi những luồng phi văn hoá , những hoạt động không lành mạnh, sa đà vào những tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, đua xe máy là một hiện tượng khơng cịn hiếm hoi trong môi trường đại học... Bạn bè, nhà trường và xã hội cần đề ra các giải pháp để ngăn chặn các tệ nạn này, đồng thời định hướng và thu hút sinh viên tới các hoạt động xã hội lành mạnh.

Ba là, sinh viên là tầng lớp thanh niên có trình độ học vấn cao nên nhu cầu tiếp thu văn hoá tinh thần của họ được chọn lọc. Sinh viên không tiếp thu văn hoá tinh thần một cách ồ ạt. Điều này giúp họ không những trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà còn dễ tiếp cận những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm phong phú tâm hồn, tình cảm của họ, góp phần nâng cao tính chân, thiện, mỹ trong mỗi sinh viên. Một nhân cách tốt đẹp chỉ có thể xây dựng trên một tâm hồn

phong phú về tình cảm, về văn hoá. Văn hoá đã tham dự và để lại những dấu ấn quan trọng trên diện mạo nhân cách sinh viên, vì văn hoá là yếu tố cơ bản đưa giá trị con người lên vị trí cao nhất trong hệ giá trị của xã hội - con người là giá trị của mọi giá trị.

Bốn là, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu sinh hoạt cá nhân sinh viên cũng là một yếu tố tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Khác với trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, sinh viên được bao cấp tất cả các kinh phí ăn, ở, học tập. Vì vậy, sự phân tầng xã hội về sự giàu, nghèo trong sinh viên hầu như không rõ. Mọi sinh viên, dù sinh ra ở nông thôn hay thành thị khi bước vào trường đều giống nhau về mức sống. Hiện nay, nhu cầu về vật chất của mỗi sinh viên rất khác nhau. Nhu cầu về mức sống cũng quy định cách sinh viên chọn bạn để chơi, tạo sự phân hoá rõ nét trong tầng lớp sinh viên, dẫn đến tình trạng mặc cảm bởi sự thua thiệt, hoặc đua đòi cho bằng bạn bè... Để đáp ứng nhu cầu vật chất, một số sinh viên đi làm thêm gia sư, bán hàng. Một số sinh viên có nhu cầu khơng đúng mức, đua địi theo lối sống hưởng thụ lại sinh ra trong ra đình khó khăn đã nhanh chóng lao vào kiếm tiền không chính đáng như buôn lậu, trộm cắp, mại dâm... là điều đáng buồn đang xảy ra trong các trường đại học, làm suy thoái đạo đức, xói mòn nhân cách ở sinh viên. Từ đặc điểm này có thể rút ra kết luận, muốn xây dựng, phát triển nhân cách cho sinh viên nước ta hiện nay thì cần giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng cho họ sống có hoài bão, ước mơ, lý tưởng, tức là có nhu cầu lớn và chính đáng và quyết tâm thực hiện bằng được nhu cầu đó để có lợi ích - động lực trong học tập, trở thành những con người mới, đóng góp, cống hiến nhiều cho Tổ quốc.

2.2. Thực trạng

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những trường đại học lớn của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Mỗi năm số lượng sinh viên năm nhất là khoảng từ 1.300 đến 1.400 sinh viên. Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, sinh viên năm nhất của trường cần có sự thích ứng tốt ngay từ giai đoạn đầu về tâm lý xã hội để có thể hòa nhập với môi trường học mới, đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức học tập cũng như các mối quan hệ xã hội.

Chính vì vậy, tìm hiểu đánh giá thực trạng việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên năm nhất trường đại học Nội vụ Hà Nội là một vấn đề quan trọng nhằm có những giải pháp giúp rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

Sinh viên năm nhất trường Đại học Nội vụ Hà Nội có thành phần dân tộc khác nhau, dân tộc thiểu số, sinh viên nước ngoài du học ở nhiều độ tuổi khác nhau,… họ có nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Do vậy, để làm quen với môi trường mới không phải chỉ được giải quyết trong một thời gian ngắn, dễ bị cám dỗ tiêu cực trong cuộc sống như: lối sống xa hoa, những tệ nạn xã hội,…

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa - tư tưởng ở nước ta hiện nay, đã hình thành những tư tưởng, ý thức và chuẩn mực đạo đức mới, tạo nên sắc thái về đạo đức ở nước ta trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng nảy sinh nhiều tư tưởng, ý thức và những tiêu chí đạo đức đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc và nó đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, trở thành một “vấn nạn” trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói chung, nét đẹp thanh niên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.

Do đó, cần có cái nhìn đúng đắn về thực trạng trên và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế. Các năm gần đây, Đảng và Nhà nước nói chung, trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng đã rất quan tâm về vấn đề giáo dục lý tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế để nuôi dưỡng hoài bão, lý tưởng cao đẹp cho những thế hệ tương lai làm chủ đất nước. Chính vì vậy, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng cải thiện và có những chuyển động rõ rệt. Hàng năm, có nghìn sinh viên ra trường đã góp sức lực, tri thức, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại mặt trái, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống sinh viên các khóa vẫn cịn tờn tại và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là chất lượng học tập, rèn luyện và đạo đức có xu hướng xuống cấp trong sinh hoạt của một bộ phận sinh viên như: lối sống, hành động, suy nghĩ, tư duy,… không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng và chế độ Chủ nghĩa xã hội.

Vấn đề đặt ra là phải tìm được nguyên nhân và cách biện pháp thích hợp để ngăn chặn, giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực đó.

2.2.1. Do tác động của nền kinh tế thị trường

Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 25 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w