nghiệp phù hợp bối cảnh chuyển đổi số
1.3.1. Xây dựng văn hóa học tập
Theo quan điểm của Hiệp hội Phát triển Tài năng Mỹ (ATD)“văn hóa học
tập”là văn hóa mà trong đó người lao động liên tục tìm kiếm, chia sẻ và áp dụng
những kiến thức, kỹ năng mới nhằm cải thiện kết quả của cá nhân và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc học và vận dụng kiến thức được thể hiện rõ ở giá trị mang lại cho doanh nghiệp[15;118].
Văn hóa học tập đem lại cho doanh nghiệp: Thứ nhất, văn hóa học tập được coi là một trong những nền tảng tảng của quá trình đổi mới sáng tạo; Thứ hai, văn hóa học
tập trung giúp “đảo ngược” q trình “già hóa của doanh nghiệp, giúp tối ưu đóng góp từ đội ngũ nhân viên; Thứ ba, văn hóa học tập là một trong những điều kiện giúp hình thành nên văn hóa số của doanh nghiệp.
Một nhân tố khác là Văn hóa “ đặt khách hàng là trung tâm” khơng cịn là lợi thế, mà đã trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với một tổ chức doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ của yếu tố công nghệ 4.0 chúng ta liên học “học” từ khách hàng qua dữ liệu thu thập được không chỉ qua những kênh truyền thống (trực tiếp, điện thoài, email) như trước đây mà qua các nền tảng số nơi khách hàng hiện diện cùng với thiết bị kết nối của mình. Với văn hóa này hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp giúp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn.
Một ví dụ về văn hóa số trong thời đại Covid – 19 đó là có nhiều mơ hình kinh doanh mới mang tính đột phá đã ra đời từ các doanh nghiệp biết tận dụng những nền tảng trực tuyến (online platform) tiêu biểu như thị trường hai phía (two - sided markets) – nơi tồn tại cả người mua và người bán tham gia nền tảng hoặc trung gian để tương tác, trao đổi và giao dịch sản phẩm, dịch vụ.
1.3.2. Áp dụng phương pháp học tập mới
Phương pháp học tập mới có thể hiểu là việc sử dụng những phương pháp truyền thống sang những phương pháp có tính mới phù hợp với bối cảnh chung. Hiện nay, các doanh nghiệp thay vì đào tạo trực tiếp chuyển dần sang các phương pháp đào tạo trực tuyến dưới dạng:
- Thiết kế nội dung bằng cách tận dụng khai thác và tùy chỉnh từ những học liệu có sẵn, được cung cấp miễn phí hoặc tính phí trên thị trường. Cụ thể, thay vì tự thiết kế slide, câu hỏi kiểm tra.. thì nhân sự có thể sử dụng các web miễn phí hoặc cao cấp hơn thì trả phí để được tải những mẫu học liệu có sẵn, tùy chỉnh theo nhu cầu người học của doanh nghiệp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong khi vẫn bảo đảm chất lượng.
Học tập từ đồng nghiệp (peer-learning): Cùng với sự phát triển của các phương thức giao tiếp đa dạng nơi công sở (như phần mềm trao đổi thông tin (chat) nội bộ cũng như các nền tảng xã hội trực tuyến như YouTube, Facebook; việc học tập một cách khơng chính thức và chính thức từ người lãnh đạo và đồng nghiệp đã trở thành một xu hướng tích cực, đây được coi là hình thức học tập góp phần xây dựng văn hóa học tập trong nhiều tổ chức/ doanh nghiệp hiện nay. Học từ đồng nghiệp giúp tạo ra sự
gắn kết, làm tăng mức độ hiểu và tiếp thu kiến thức nhờ những tương tác đa dạng như: nhóm thảo luận, huấn luyện đồng nghiệp, học tập qua hành động (action learning).
- Học tập chia nhỏ và gắn kết người học: Bằng việc tiếp thu từng nội dung có dung lượng nhỏ, người học tập trung tốt hơn và khai thác hiệu quả khả năng ghi nhớ kiến thức. Ngoài ra, việc thiết kế các hoạt động học tập xen kẽ trong suốt chương trình đào tạo ngày càng được đánh giá là một phương thức hữu hiệu để gắn kết và tạo động lực cho người học.
- Giáo dục kết hợp giải trí: đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc duy trì sự tập trung của người học trở thành một trong những thách thức của nhân sự trong doanh nghiệp. Giáo dục kết hợp giải trí được đưa ra để tạo trải nghiệm học tập vui vẻ và ý nghĩa. Nội dung được phát triển theo hướng trị chơi ảo hóa nhằm tạo hứng thú, sự cạnh tranh cho người học tới mức họ tự giác tham gia dưới dạng hành trình.
1.3.3. Ứng dụng cơng nghệ vào trong hoạt động đào tạo
Có thể kể đến một số ứng dụng như:
(1) Hệ thống quản trị học tập và học tập trực tuyến LMS
LMS viết tắt của hệ thống quản lý học tập, là một ứng dụng phần mềm quản lý nội dung đào tạo ở dạng kỹ thuật số. LMS giúp quản lý và cung cấp các học liệu dưới dạng điện tử (E – learning) tới quy mô lớn người học, đồng thời cho phép quá trình quản trị, điều chỉnh và đánh giá kết quả của đào tạo một cách hiệu quả [15;213].
(2) Trí tuệ nhân tạo (AI)
Theo Microsoft, trí tuệ nhân tạo có khả năng bắt trước tư duy và cách hành xử của trí tuệ con người. AI có thể học hỏi và thích ứng thơng minh với nhiều tình huống khác nhau. Theo Gartner, AI ứng dụng các kỹ thuật phân tích nâng cao dựa trên logic như học máy (machine learning), học sâu (deep learning) để diễn giải các sự kiện từ dữ liệu thu thập được, sau đó AI hỗ trợ hoặc tự động ra quyết định và hành động
Một vài ứng dụng tiêu biểu của AI trong đào tạo tại doanh nghiệp là: Cá nhân hóa trải nghiệm; Củng cố kiến thức và cải thiện mức độ tham gia học tập; Tự động lọc nội dung cần thiết và tìm kiếm nâng cao; Trợlý ảo học tập (Learning Virtual Coach)[15;227].
(3) Công nghệ thực tế ảo (VR)
Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) là một mơi trường khơng gian bị chiều được máy tính giả lập với mục đích mơ phỏng lại thế giới thực từ “dữ liệu đầu vào" là hình
ảnh, âm thanh…VR mang đến một tri nghiệm số hoàn chỉnh cho người dùng “nhờ khả năng phản hồi theo thời gian thực mà hệ thống VR có thể tái tạo và biến đổi mơi trường 3D”[15;240].