7. Bố cục đề tài
1.3 Tổng quan về thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng
1.3.4 Khái quát lễ hội Côn SơnKiếp Bạc
Hàng năm tại Khu di tích lịch sử Cơn Sơn – Kiếp Bạc có 2 kỳ lễ hội truyền thống lớn Lễ hội mùa Xuân và Lễ hội mùa Thu .Vào thời điềm lễ hội mùa xuân kỷ niệm viện tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả, lễ hội mùa xuân Cơn Sơn có nhiều nghi lễ như: Lễ Mơng Sơn thí thực, lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước cùng rất nhiều trò chơi dân gian.
Lễ hội mùa thu là thời điểm tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 Âm lịch). Trong lễ hội mua thu tại đền Kiếp Bạc diễn ra rất nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian nổi tiếng: Lễ cầu an
và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần ... Một số trò chơi dân giân không thể không nhắc tới như đua thuyền, bắt vịt, nhảy phỗng...
Về diễn trình lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc
1.3.4.1 Lễ hội mùa Xuân
Lễ hội mùa xn Cơn Sơn Kiếp Bạc có nguồn gốc và xuất phát từ khu du tích Cơn Sơn, là một trong những trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của đất
nước. Chùa Côn Sơn nằm ở chân núi Kỳ Lân, tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, tục gọi là chùa Hun, được khởi dựng từ thế kỷ thứ X. Vào Thời Trần chùa được tôn tạo mở rộng, trở thành một trong những chốn tổ nổi tiếng của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Chúng ta biết vào cuối thế kỷ XIII, thiền phái Phật giáo Trúc Lâm, một thiền phái Phật giáo mang ý thức dân tộc, tự chủ đã dựng liêu Kỳ Lân ở Côn Sơn cho các tăng ni tu hành. Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, ba vị tổ xác lập thiền phái đã tu hành và thuyết pháp ở đây.
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm Nguyên Phong thứ tư (1254), quê tại hương Vạn Tải, huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Ơng là người thơng minh, hiếu học. Năm 21 tuổi đỗ đầu khoa Đại tỷ thủ sĩ, niên hiệu Bảo Phù thứ hai (1274). Sau 8 năm xuất gia, Huyền Quang được chủ trì chùa Vân Yên, một trong những trung tâm tôn giáo lớn nhất đất nước đương thời, trên núi Yên Tử. Sau sư Huyền Quang về trụ trì chùa Cơn Sơn, mở mang cảnh chùa, dựng tượng, lập đài Cửu Phẩm liên hoa, biên tập kinh sách truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, Thiền sư viên tịch tại chùa Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông ban cho 10 lạng vàng xây tháp ở bên tả phía sau chùa, lấy tên là Đăng Minh bảo tháp đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả.
Ngày viên tịch của Huyền Quang là ngày giỗ tổ của chùa Cơn Sơn, cũng vì thế mà Cơn Sơn trở thành chốn Phật tổ của thiền phái này. Ngày giỗ tổ sau thành ngày hội. Hội mùa xuân chùa Cơn Sơn có từ đó. Hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến cuối tháng.
Từ năm 2012, lễ hội Côn Sơn được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nội dung lễ hội được bổ sung thêm phong phú, đa dạng, UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định đưa một số hoạt động dân gian vào hoạt động lễ hội như: Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương, Lễ Liên hoa Hội thượng chùa Cơn Sơn… Ngồi ra cịn nhiều phần hội rất náo nhiệt, tưng bừng như biểu diễn nghệ thuật, múa rối nước, hát chèo, thư pháp, cờ tướng, đấu vật, đu tiên…
Theo Ban tổ chức lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc, Lễ hội năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 18 – 27/2 (tức ngày 14 – 23 tháng Giêng âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội nhằm tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Huyền Quang Tôn Giả (1334 – 2019) tôn vinh công đức to lớn của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ tổ quốc. Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 tổ chức trong 10 ngày từ 14 – 23 tháng Giêng Âm lịch gồm các nội dung:
Ngày 14/02/2019 (10 tháng Giêng) Đền Kiếp Bạc 08h00 – 09h00: Lễ dâng hương khai hội mùa Xuân 09h00 – 10h00: Lễ tế khai xuân
Ngày 18/02/2019 (14 tháng Giêng) Sân đá chùa Cơn Sơn 08h30 – 20h00: Thi gói, luộc bánh chưng
20h00 – 22h00: Ban tổ chức chấm bánh chưng 14h00 – 15h00: Thi giã bánh giầy
15h00 – 16h00: Chấm bánh giầy
17h00 – 21h00: Lễ Liên Hoa Hội Thượng chùa Côn Sơn Ngày 19/02/2019 (15 tháng Giêng)
07h00 – 08h30: Lễ dâng hương tại chùa Côn Sơn, đền Trần Nguyên Đán, đền Nguyễn Trãi, Đền Kiếp Bạc (Dâng bánh chưng, bánh giầy) Khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc
08h30 – 10h00: Lễ tế khai Xuân tại đền thờ Nguyễn Trãi
09h00 – 11h00: Tổng kết hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy Ngày 20/02/2019 (16 tháng Giêng)
07h00 – 09h00: Lễ rước nước tại Khu di tích Cơn Sơn 09h30 – 11h00: Lễ đúc chng chùa Côn Sơn
08h00 – 12h00: Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ IX tại sân đá đền thờ Nguyễn Trãi
13h30 – 17h00: Khai mạc thi đấu giải vật dân tộc 13h30 – 17h00: Khai mạc thi đấu giải cờ tướng
19h00 – 21h30: Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2019 (Truyền hình trực tiếp trên đài PTTH Hải Dương)
Ngày 21/02/2021 (17 tháng Giêng)
07h00 – 11h30: Lễ tế Trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ 08h00 – 17h00: Thi đấu và tổng kết giải vật dân tộc 08h00 – 17h00: Thi đấu và tổn kết giải cờ tướng
Ngày 19-22/02/2019 tại khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc
07h00 – 16h30: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, truyền thống, hát quan họ, viết thư pháp....
Ngày 27/02/2019 (23 tháng Giêng) Chùa Côn Sơn
07h00 – 11h00: Lễ giỗ Tam tổ TRúc Lâm Huyền Quang Tôn giả 17h00 – 21h30: Lễ đàn Mông Sơn thi thực
1.3.4.2 Lễ hội mùa Thu
Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt, thuộc thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Không chỉ gắn với các danh nhân, Côn Sơn Kiếp Bạc cịn có địa danh núi sơng hịa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh
hữu tình, có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự. Nơi đây hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vơ cùng đặc sắc và phong phú.
Theo lệ cổ vào ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương (20/8 âm lịch) và ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (23 tháng giêng), triều đình đều cử các quan đại thần, các quan phủ, trấn giữ vùng lân cận về dự lễ tế cầu đảo, cầu quốc thái dân an, nhân dân nô nức xa gần về trảy hội Côn Sơn, Kiếp Bạc tưởng niệm các bậc vĩ nhân
Hàng năm, vào trung tuần tháng 8 âm lịch (từ ngày 10 đến ngày 20), khu di tích đặc biệt quốc gia long trọng tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn, Kiếp Bạc. Nhằm kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8) và kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (16/8). Đây là Lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhân dân cả nước tham dự. Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc là nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Hải Dương nói riêng và của vùng đất xứ Đơng nói chung.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019, được tổ chức nhằm tưởng niệm 719 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và 577 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Lễ hội diễn ra từ ngày 08/9 đến 18/9/2019 (tức từ ngày 10/8 đến 20/8 âm lịch), với nhiều nghi lễ, diễn xướng cổ truyền đặc sắc.
Lễ hội sẽ duy trì các nghi lễ đã được phục dựng và tổ chức thành công những năm trước như lễ dâng hương, tế cáo yết; lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; lễ giỗ Đức Thánh Trần; lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; lễ cầu an, hội hoa đăng…
Lịch trình gồm có các nội dung sau:
Ngày 08/09/2019 (10/8 Âm lịch) tại Đền Kiếp Bạc 7h30 – 9h30: Lễ dâng hương và tế cáo yết
19h00- 23h00: Khai mạc Liên hoan diễn xướng hầu Thánh Ngày 14/09/2019 (16/8 Âm lịch)
6h30 – 7h30: Lễ dâng hương chùa Côn Sơn
7h30 – 11h30: Giải đua thuyền truyền thống tại Hồ Kiếp Bạc
8h00 – 10h00: Lễ rước bộ, Lễ tưởng niệm, Lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán
8h30 – 16h00: Trình diễn nghệ thuật Múa rối nước
14h00 – 18h00: Cúng Phật, Thánh, Hội đồng Trần Triều tại Đền Kiếp Bạc 21h00 – 23h00: Tịnh Đền tại Đền Kiếp Bạc
Từ 22h00 ngày 14/9 đến 1h00 ngày 15/9: Lễ Khai ấn và Ban ấn đền Kiếp Bạc tại Nội tự, Tiền tế đền Kiếp Bạc
Ngày 15/9/2019 (17/8 Âm lịch)
8h00 – 9h30: Lễ tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội và Diễn xướng Hội quân trên sông Lục Đầu
14h00 – 16h00: Trình diễn nghệ thuật múa rối nước
19h00 – 23h00: Liên hoan diễn xướng hầu Thánh tại Sân đền Kiếp Bạc Ngày 16/9 (18/9 Âm lịch)
9h00 – 16h00: Trình diễn nghệ thuật múa rối nước
16h00 – 18h30: Nghi thức cúng cầu an tại Đê sông Lục Đầu 21h00 – 21h30: Hội hoa đăng và bắn pháo bông
19h00 – 23h00: Bế mạc liên hoa diễn xướng hầu Thánh Ngày 13-16/9/2019 (16-19/8 âm lịch)
8h00 – 16h00: Các hoạt động văn nghệ, thể thao Ngày 18/8/2019 (20/8 Âm lịch)
7h30 – 11h00: Lễ rước bộ; Lễ tế; Lễ giỗ Đức Thánh Trần tại Đền Kiếp Bạc Núi Mâm Xôi
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid 19 Lễ hội mùa Thu và mùa Xuân trong năm 2020 và 2021 chỉ có thể thực hiện phần Lễ dâng hương với quy mô rất nhỏ không tổ chức phần Hội như các năm.
Tiểu kết
Trong Chương 1, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về các khái niệm về lễ hội và quản lý cũng như khái niệm về quản lý văn hóa, các văn bản của Đảng và Nhà nước từ cấp Trung ương cho đến cấp địa phương về công tác Quản lý lễ hội. Đồng thời khóa luận cũng nêu được tổng quan về thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Khu di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc nơi diễn ra lễ hội, vai trò và ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần mà lễ hội mang lại. Đây là những cơ sở lý luận, nền tảng để tác giả tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc ở Chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC 2.1 Các giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc