Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

1.1.3 .Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội truyền thống

3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý

3.1.2. Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý

Tiếp tục hồn thiện bộ máy nhân sự rà sốt, về quản lý lễ hội các cấp cơ sở để đảm bảo chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu thực tế. Tăng số lượng đội ngũ cán bộ có chun mơn về cơng tác quản lý lễ hội và quản lý DSVH tại cơ quan huyện. Loại bỏ tình trạng phân cơng nhiệm vụ chồng chéo ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ; Tăng cường về cả hai mặt chất lượng và số lượng cán bộ công tác tại UBND tỉnh và cán bộ cấp dưới;

Riêng đối với cán bộ văn hóa xã hội của xã Đại Đình đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý chỉ đạo tổ chức lễ hội tại địa phương, bởi đội ngũ cán

bộ này có quan hệ trực tiếp gắn bó gần với di tích nên họ cũng chính là người kịp thời nhất trong việc phát hiện, uốn nắn những lệch lạc trong quản lý và tổ chức lễ hội. Ngoài việc trang bị kiến thức quản lý lễ hội thì nội dung các lớp quản lý đào tạo cần có nhiều kiến thức thực tế, giúp cán bộ dễ dàng sử lý các trường hợp tương tự.

Việc đào tạo cán bộ có chuyên ngành về quản lý di sản là quản lý văn hóa cần được tăng cường nhiều hơn, tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác quản lý lễ hội; Ổn định công tác luân chuyển, điều động cán bộ tránh làm sai chun mơn chính của mình.

Đối với nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào các hoạt động nghi lễ và công tác tổ chức lễ hội cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, khơi dậy lòng tự hào của người dân khi được tham gia phục vụ tại lễ hội, để họ tự chủ động, tự nguyện tham gia các nghi lễ. Truyền tải thông tin tới nguồn lực tham gia phục vụ lễ hội về vai trò, trách nhiệm và ý thức tham gia của mình.

Đối với nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại lễ hội: cần tuyên truyền sâu rộng hơn kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động đảm bảo sự văn minh, lịch sự, an toàn cho du khách thụ hưởng các dịch vụ mình cung cấp, tạo cho du khách đến với lễ hội có được ấn tượng tốt đẹp về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh theo nếp sống mới.

Đối với nguồn nhân lực vãng lai: khi tham gia kinh doanh dịch vụ tại lễ hội cần ký cam kết nghiêm túc thực hiện các nội quy của lễ hội, có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan mơi trường; với du khách tham dự hội cần có nhiều hình thức tun truyền với nội dung phong phú, đa dạng để người dự hội có ý thức hơn trong việc tham dự lễ hội.

3.1.3. Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội

Cơng tác quản lý di tích tại cơ sở cần:

- Rà soát, kiểm tra thống kê hiện trạng đồ thờ, hiện vật trong di tích theo danh mục quản lý tại di tích;

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, các Ban quản lý di tích cơ sở thực hiện việc bài trí hiện vật, đồ thờ trang trí trong di tích bảo đảm an tồn cho hiện vật;

- Chủ động kiểm tra hệ thống cửa, khóa và phối hợp chặt chẽ với lực lực lượng công an các xã, thị trấn trong công tác đảm bảo an tồn, phịng chống trộm cắp di vật, hiện vật, hịm cơng đức trong các di tích. Việc tiếp nhận hiện vật phải có hướng dẫn của cơ quan chun mơn có thẩm quyền;

- Cơng tác phịng chống cháy nổ yêu cầu tất cả các di tích đều phải được bố trí phương tiện phịng chống cháy, nổ tại chỗ như bình bọt, bể nước cứu hỏa và tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy;

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hương, nến, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị PCCC; bố trí thắp hương, hóa vàng ở vị trí hợp lý, an tồn. Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để phòng cháy và chữa cháy và phát hiện, ứng cứu kịp thời khi cần thiết, đồng thời cần có sự phối hợp với các Đội Cảnh sát PCCC đóng trên địa bàn huyện đảm bảo an tồn PCCC cho các di tích.

- Tại các di tích trên địa bàn phải đảm bảo quét dọn vệ sinh thường xuyên, bố trí nơi thu gom và vận chuyển rác thải đúng nơi quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt cơng tác vệ sinh, đặc biệt bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ của địa phương.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần rà sốt lại tồn bộ hệ thống văn bản của Trung ương và của tỉnh về công tác quản lý Nhà nước đối với các di tích trên địa bàn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất nâng hạng đối với một số di tích tiêu biểu về giá trị

lịch sử, văn hóa, kiến trúc; triển khai thực hiện xếp hạng di tích nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ tu bổ di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Xây dựng văn bản hướng dẫn để thống nhất phương thức đầu tư, cách huy động vốn, quản lý vốn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quy trình, thủ tục đầu tư, trùng tu, khơi phục, tơn tạo di tích nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Quan tâm, bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ đầu tư, trùng tu, khơi phục, tơn tạo các di tích đang hư hại, xuống cấp.

- Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc trùng tu, khôi phục, tôn tạo các di tích nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, phát hiện sớm các sai phạm và kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm. Chỉ đạo Ban chỉ đạo Di tích các cấp tổ chức rà soát, triển khai các biện pháp bảo vệ di tích, phịng, chống việc xâm phạm, phá hoại di tích và lấy cắp cổ vật tại các di tích; hồn thiện hồ sơ di tích đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các di tích gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức cắm mốc, phân định ranh giới các di tích đã được xếp hạng.

- Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở VH - TT & DL chủ trì, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện các cơ quan, đơn vị đối với các nội dung chỉ đạo và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định…

3.1.4.Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong lễ hội

Trải qua những chặng đường và thăng trầm của lịch sử, nhân dân huyện Tam Đảo nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung ln đồn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau bảo tồn cuộc sống. Xác định công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội đặc sắc là

một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khố VIII) của Đảng về “ Xây dựng và

phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hố dân tộc”

được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Tam Đảo đang từng bước triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trên địa bàn với vai trò quan trọng là tạo tiền đề cho phát triển kinh tế du lịch, mang lại những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có so với các địa phương khác trong tỉnh.

Văn hóa dân gian trên địa bàn được huyện Tam Đảo thống kê thường xuyên và liên tục;sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục và phát triển các lễ hội dân gian đặc sắc của địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu và khảo sát về các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc;

Có thể nói du lịch chính là “chiếc cầu” nối liền những nền văn hóa khác nhau đem lại những giá trị về văn hóa, kinh tế và xã hội. Du khách tham gia các hoạt động du lịch được trực tiếp trải nghiệm những nét đặc sắc văn hóa từ từng địa phương.Những nếp sống cộng động chính là những nét sống chân thực nhất của cộng đồng mà không một phương tiện nào có thể mơ tả và chuyển tải được, qua đó giá trị văn hóa được bộc lộ thơng qua trải nghiệm thực tế của du khách.

Để khai thác có hiệu quả du lịch và di sản văn hóa thì việc phát triển dịch vụ và các chính sách văn hóa là điều khơng thể thiếu. Qua đó đóng góp nhiều tích cực trong việc phát triển các giá trị văn hóa.

Xuất phát từ nền tảng văn hoá tự nhiên và xu thế phát triển của du lịch thế giới với dòng du khách hướng về khám phá các nền văn hóa, khám phá thiên nhiên sinh thái… với những bước đi cụ thể như trên, nền văn hóa đặc sắc ở lễ hội vùng Vĩnh Phúc sẽ được phát huy, phát triển gắn với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn. Và nếu nhận thức được đầy đủ, rõ ràng giá trị và

cơ hội phát triển du lịch từ tài nguyên di sản văn hóa, chúng ta sẽ có định hướng đúng đắn nhằm quy hoạch một cách phù hợp trên nguyên tắc vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu cầu của du khách.

3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tƣợng quản lý

3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá về lễ hội Tây Thiên

Trong thời gian qua, nhằm hỗ trợ du lịch phát triển, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phát triển. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tỉnh quan tâm, đầu tư cả về kinh phí, phương thức tổ chức và được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: quảng cáo du lịch tấm lớn tại các cửa ngõ vào tỉnh Vĩnh Phúc; phát hành ấn phẩm, tài liệu với 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và Nhật...

Với sự quan tâm của tỉnh cùng với Phòng VH - TT huyện Tam Đảo không ngừng phối hợp tổ chức nhiều sự kiện, chương trình thúc đẩy quảng bá hình ảnh trong và ngồi tỉnh. Những năm qua, huyện Tam Đảo đã tham gia hàng chục cuộc giới thiệu, quảng bá du lịch tại các hội chợ du lịch tại chợ Trung tâm huyện Tam Đảo, hội chợ thương mại – du lịch trong khu vực huyện và tỉnh. Đây là cơ hội để tăng cường công tác công tác quảng bá của huyện Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đến với thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Thực hiện đề án quảng bá, tuyên truyền xúc tiến du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm xúc tiến du lịch huyện Tam Đảo và Phòng VH - TT cùng Văn hóa xã Đại Đình đã đăng hơn 120 bài giới thiệu về tiềm năng du lịch của huyện Tam Đảo trong đó có lễ hội Tây Thiên giới thiệu về tiềm năng du lịch của huyện, nhằm cung cấp thông tin rộng rãi cho du khách; biên tập và xuất bản các ấn phẩm thông tin du lịch về khu danh thắng Tây Thiên, lễ hội Tây Thiên với nội dung phong phú, hình thức đẹp phục vụ du khách.

Trung tâm VH – TT huyện Tam Đảo phối hợp với đài truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc phát sóng chương trình : “Đến với Phật, về với Mẫu”, phối hợp với báo Vĩnh Phúc và tuyên truyền các ấn phẩm hàng trăm tin, bài, hình ảnh đẹp về khu danh thắng Tây Thiên và lễ hội Tây Thiên, các nghi thức trong lễ hội Tây Thiên; tích cực cơng tác trao đổi thông tin, liên kết website với Trung tâm du lịch tỉnh.

Về hoạt động xúc tiến, quảng bá về lễ hội Tây Thiên, BQL lễ hội Tây Thiên và Phòng VH - TT huyện Tam Đảo đã tích cực xây dựng các quầy thông tin du lịch tại lễ hội và các sự kiện để cung cấp miễn phí ấn phẩm du lịch và giới thiệu về lễ hội và DTLSVH Tây Thiên đến khách thập phương. Tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh tại các sự kiện về mảnh đất địa linh nhân kiệt của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thị trấn Đại Đình nói riêng.

Nhờ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nên ngành du lịch của huyện Tam Đảo có sự chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển KT - XH của huyện. Lượng khách du lịch đến với khu danh thắng Tây Thiên và huyện Tam Đảo qua các năm đều tăng, tăng doanh thu về du lịch, tạo việc làm cho lao động ở nhiều địa phương. Để du lịch huyện Tam Đảo phát triển tương xứng với tiềm năng, trong thời gian tới, Trung tâm VH - TT huyện Tam Đảo và BQL lễ hội Tây Thiên cần tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh, và du lịch sinh thái; tăng cường công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường; đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến, quảng bá, thông tin tuyên truyền và liên kết hợp tác phát triển du lịch; chú trọng tuyên truyền cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của huyện hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xúc tiến, quảng bá cũng như tăng cường liên kết nhiều chiều, tranh thủ nguồn lực, hỗ trợ cho quảng bá du lịch, nhất là huy động các nguồn lực từ xã hội hóa để phát triển du lịch..

Tuy nhiên, tỉnh và địa phương cùng BQL lễ hội cần có một số biện pháp cụ thể:

- Tạo điều kiện hỗ trợ các đoàn làm phim, các hãng truyền hình, cơng ty sản xuất chương trình truyền hình, các kênh truyền hình đến quay phim và ghi hình tại tỉnh Vĩnh Phúc;

- Hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các trang thông tin điện tử của ngành Du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào giới thiệu, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch, các loại hình du lịch và các dịch vụ đi kèm..., từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc;

- Đồng thời, tổ chức đón các đồn phóng viên báo chí, các doanh nghiệp lữ hành đi khảo sát, xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch Vĩnh Phúc để giới thiệu cho khách du lịch;

- Hệ thống cổng thông tin du lịch không chỉ cung cấp các chức năng, tiện ích cho du khách, mà cịn quảng bá, tăng thêm cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp làm du lịch;

- Sau khi đưa vào sử dụng, bước đầu hệ thống du lịch thông minh đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; hàng nghìn lượt truy cập của du khách trong và ngồi nước tìm hiểu về du lịch Vĩnh Phúc đã góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với tỉnh.

- Đưa hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc tới du khách trong nước và quốc tế Du lịch phối hợp với các đơn vị nhằm đẩy mạnh đưa hình ảnh Vĩnh Phúc tới du khách thập phương trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch.

- Tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch, hợp tác với các doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển du lịch cũng như phát huy giá trị của lễ hội;

- Quan tâm nghiên cứu thị trường kết hợp xây dựng và tổ chức các chương trình mang đậm ý nghĩa quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa;

- Cùng với tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, ngành Du lịch tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch cho

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)