Thói quen trong quản lý thời gian sinh viên

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 58 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh

2.3.1.2. Thói quen trong quản lý thời gian sinh viên

Đa số các bạn sinh viên đều nhận thấy sự quan trọng của việc quản lý thời gian để phục vụ cho cộc sống sao cho phù hợp. Nhưng trong số đó có đến 47% các bạn chưa thực sự thấy được sự quan trọng của quản lý thời gian trước các cơng việc cần làm. Thực trạng thường xun bị trì hỗn, q tải, gián đoạn công việc với sinh viên không lên kế hoạch trước các việc cần làm xảy ra phổ biến. Tất cả do thói quen dễ bị phân tâm bởi các yếu tố gây xao nhãng, thói quen trì hỗn hay có thể do sinh viên q ơm đồm cơng việc và làm nhiều việc một lúc.

Bảng 2.4. Thể hiện mức độ tác động của thói quen đối với bản thân sinh viên Khoa QTNNL.

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%)

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng đa phần sinh viên đều tự nhận thấy bản thân bị ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen của bản thân đến việc quản lý thời gian (chiếm 64%) và chỉ có số ít sinh viên (4%) cảm thấy việc quản lý thời gian không hề phụ thuộc vào thói quen mỗi cá nhân. “Mình cảm thấy thói quen khơng ảnh hưởng nhiều đến việc sắp xếp thời gian của mình. Mình thường làm mọi thứ theo kế hoạch nên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan này” (Sinh viên năm 2 – Khoa QTNNL). Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thấy được sự ảnh hưởng của thói quen trong việc quản lý thời gian làm việc, học tập của bản thân. “Thói quen là một vấn đề vơ cùng quan trọng và ảnh hưởng đối với em, mọi việc em làm hầu như xuất phát từ cảm tính, nên khi có một thói quen xấu hình thành nó sẽ khiến em khơng chú tâm tới các kế hoạch và bỏ bê nó” (Sinh viên 1- Khoa QTNNL).

Bảng 2.5. Thể hiện tỷ lệ tác động của các thói quen đối với bản thân sinh viên Khoa QTNNL.

Thói quen

Số phiếu Tỷ lệ (%)

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

Theo bảng, ta có thể thấy tỷ lệ thói quen trì hỗn và thói quen dễ bị phân tâm là phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến quản lý thời gian của sinh viên hiện nay. Trong đó thói quen trì hỗn chiếm 41%, thói quen dễ bị phân tâm chiếm 27%. So với hai thói quen trên

thì thói quen làm nhiều việc cùng lúc và thói quen kỷ luật chiếm tỷ lệ thấp hơn (chiếm lần lượt là 19% và 13%). Điều đó cho thấy thực trạng sinh viên hiện nay chưa có thực sự coi trọng việc lên kế hoạch và làm theo kế hoạch để đảm bảo quỹ thời gian của mình.

Với tỷ lệ 41%, có thể thấy tình trạng trì hỗn đang xãy ra khá phổ biến ở sinh viên. Thay vì làm các cơng việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn thì các bạn thường dành nhiều thời gian cho những việc dễ giải quyết, những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm. Các bạn cố gắng lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó ln bị hỗn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Sinh viên thường đánh giá sai tính chất cơng việc, coi nhẹ mức độ quan trọng của công việc khiến xuất hiện bệnh trì hỗn.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy sinh viên chưa thực sự đánh giá khách quan về việc sử dụng thời gian của bản thân khi có đến 27% sinh viên phân tâm khi đang làm một việc gì đó và 19% sinh viên làm nhiều việc cùng lúc. Lý giải cho điều này, nhiều sinh viên cho rằng: “Em mỗi lần ngồi vào bàn học khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại. Mỗi lần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay các thơng báo trên Facebook nên em ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học. Việc này khiến em dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên năm 1 – Khoa QTNNL).

Kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bị ảnh hưởng rất lớn bởi các thói quen trong đời sống hàng ngày dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt động học tập.

Bên cạnh những thói quen tiêu cực như đã trình bày thì có số ít sinh viên (chiếm 13%) đặc biệt có tính kỷ luật cao điều đó đã giúp cho việc quản lý thời gian được diễn ra dễ dàng. Hầu hết những sinh viên đó đều lên kế hoạch cho mình trước khi làm một việc gì đó và ln tn thủ theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu của mình từ đó có cách quản lý thời gian hợp lý. Nhờ đó sinh viên có thể đảm bảo những kế hoạch giảm thiểu những vấn đề trong tương lai, ln tập trung và có mục đích, sắp xếp để cơng việc ít bị

gián đoạn nhất và sử dụng hiệu quả thời gian. Theo một số sinh viên chia sẻ: “Việc tạo tính kỷ luật cho bản thân giúp mình hồn thành Deadline đúng hạn và khơng bị bỏ sót cơng việc” (Sinh viên năm 2 – Khoa QTNNL), “Tính kỷ luật giúp mình kiểm sốt bản thân tốt, ít khi bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngồi” (Sinh viên năm 3 – Khoa QTNNL)

Có thể nói, thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với khá nhiều sinh viên. Đây là những cơ sở khá quan trọng cần chú ý nếu muốn nâng cao kỹ năng này ở sinh viên cũng như hạn chế những thói quen chưa tốt khi sử dụng thời gian để góp phần tạo ra những sinh viên đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w