5. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng ở công ty vậ tt và thiết bị toàn bộ
5.3. Về việc hạch toán hàng xuất khẩu theo phơng thức nhận ủy thác
Công ty nên xác định lại nội dung các khoản hạch toán vào TK 1561 - Giá mua hàng hóa và TK 3388 - phải trả phải nộp khác. Hai TK này chỉ phản ánh lợng hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp có qua kiểm nhận nhập kho và các khoản phải trả phải nộp khác ngoài phạm vi tiền hàng. Thay vì sử dụng hai TK đó, công ty nên sử dụng hai TK sau:
- TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi. TK này sẽ phản ánh lợng hàng mà công ty nhận xuất ủy thác.
- TK 1388: Phải thu khác - dùng để phản ánh các khoản chi phí đã chi hộ và phải thu lại từ bên giao ủy thác hoặc kết chuyển để giảm số tiền hàng phải trả bên giao ủy thác.
Quy trình hạch toán trong trờng hợp này sẽ là:
- Khi nhận hàng của bên giao ủy thác, căn cứ vào hóa đơn giao hàng ủy thác, kế toán ghi trị giá số hàng này theo tỷ giá hạch toán vào TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi theo bút toán đơn.
Nợ TK 005
Nếu đơn vị giao chuyển hàng đến tận cảng xuất, kế toán không phản ánh trị giá số hàng này vào sổ kế toán.
- Khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan và đợc tính là hàng xuất khẩu, kế toán ghi bút toán đơn.
Có TK 003
và phản ánh khoản phải thu của khách hàng.
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (theo tỷ giá hạch toán) Có TK 331 - Phải trả ngời bán (theo tỷ giá hạch toán)
Với doanh thu ủy thác, có thể hạch toán tại thời điểm này theo tỷ giá thực tế, tuy nhiên ta thấy thực tế của công ty, đối với hầu hết các hợp đồng ủy thác phần chi ủy thác đều đợc tính theo tỷ giá thực tế ngày thanh lý hợp đồng ủy thác, do vậy để thuận tiện cho việc ghi sổ và hạch toán chính xác doanh thu thu đợc thì có thể chọn cách hạch toán doanh thu tại thời điểm thanh lý hợp đồng theo tỷ giá thực tế ngày thanh lý.
- Các chi phí phát sinh trong quá trình xuất ủy thác do bên giao ủy thác chịu (kể cả thuế xuất khẩu), có thể hạch toán trừ ngay vào giá trị tiền hàng theo định khoản.
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngời bán Có TK 111, 333
Hoặc hạch toán vào TK 1388 - Phải thu theo các định khoản: Nợ TK 1388 - Phải thu khác
Có TK 111, 333
để đòi của bên giao hoặc trừ vào giá trị tiền hàng
Theo tình hình thực tế của công ty ta nên chọn cách hạch toán thứ hai, cách này vừa thuận tiện cho việc phân công công việc, đảm bảo theo dõi đúng, đủ số chi phí để thanh toán với bên giao và tạo điều kiện cho việc thanh lý hợp đồng oợc rõ ràng, nhanh chóng.
- Khi nhận đợc tiền hàng do khách hàng nớc ngoài trả căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (theo tỷ giá thực tế ngày nhận tiền) Có TK 13 - Phải thu của khách hàng (theo tỷ giá hạch toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
đồng thời ghi nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại
- Khi tiến hành thanh lý hợp đồng, căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng kế toán tiến hành ghi:
Kết chuyển số chi phí đã chi hộ để giảm tiền hàng phải trả Nợ TK 331 - Phải trả ngời bán
Có TK 1388 - Phải thu khác
Hạch toán doanh thu ủy thác theo tỷ giá thực tế ngày thanh lý Nợ TK 331 - Phải trả ngời bán
Có TK 511 - Doanh thu
Số tiền hàng còn lại chuyển trả bên giao, căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả ngời bán
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
đồng thời ghi bút toán đơn Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại
Đối với các hợp đồng ủy thác, khi thanh lý hầu hết đều thực hiện quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá thực tế ngày thanh lý. Tiền hàng, các khoản phải chi phí
bằng ngoại tệ, hoa hồng ủy thác đều đợc quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày thanh lý hợp đồng, do vậy để thống nhất và thuận tiện cho việc ghi sổ, khi phát sinh các khoản chi phí bằng ngoại tệ, kế toán ghi sổ theo tỷ giá hạch toán đồng thời việc theo dõi số nguyên tệ. Khoản phải trả khách hàng cũng vậy.
Với các hợp đồng xuất khẩu có thời hạn thanh toán tiền hàng dài trong điều kiện có biến động nhiều về tỷ giá, cuối tháng kế toán nên đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng theo tỷ giá thực tế, khi thu đợc tiền tiếp tục tính chênh lệch tỷ giá. Với các hợp đồng xuất khẩu có thời hạn thanh toán tiền ngắn (thờng là đối với các hợp đồng thanh toán bằng T/T), kế toán không cần đánh giá lại các khoản phải thu, việc tính chênh lệch tỷ giá chỉ cần thực hiện một lần sau khi thanh lý hợp đồng.