Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến
2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại
Sau các nghiên cứu lịch văn hóa, tìm hiểu tài liệu và các cuộc khảo cổ học, các nhà khoa học và sử học đã kết luận rằng: khu vực thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà ngày nay thuộc khu vực phủ lộ Long Hưng thời Trần, nơi đây chính là đất phát tích, sang nghiệp của triều Trần.
Trong sách Đại Nam nhất thống chí chép cụ thể rằng : “Mộ tổ nhà Trần ở xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân, trước kia có bia nhưng từ sau khi Tây Sơn nổi lên thì bia này đã mất chỉ còn lại con rùa. ở đây có miếu thờ vua Trần : Thái Tổ, Thái Tơng, Thánh Tông, Nhân Tông”.(tr.315)
Tếp theo là sách Đồng Khánh ngựu lãm địa dư chí lược ghi cụ thể hơn : “Miếu thờ các vua Trần ở xã Thái Đường, hướng Nam, trước miếu có 3 gị ấn
kiếm, sau miếu có 7 gị thất tinh”. ( Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược_ Ngơ Đức Thọ dịch, Thư viện Tổng Hợp Thái Bình, ký hiệu ĐV179)
Trong số 4 vị hồng hậu nhà Trần thì 2 vị được ghi rõ ở Thái Đường, phủ Long Hưng, là Khâm Từ Bo Khánh Hoàng Thái Hậu ( vợ vua Nhân Tơng) và Tun Từ Hồng Thái Hậu ( em gái Khâm Từ).
Theo các nhà khảo cổ học, Thái Đường xưa, Tam Đường nay là khu mộ địa thời Trần (Trịnh Cao Tưởng – Phan Tiến Đa – Bùi Duy Lan – Nguyễn mạnh Cường : Báo cáo điều tra khai quật Tam Đường 2 năm 1979- 1980; Đỗ Văn Ninh : Ngôi mộ lạ ở Tam Đường – Tạp chí Khảo cổ học số 1- 1969;
Trịnh Cao Tưởng – Đặng Kim Ngọc – Nguyễn Ngọc Phát : Khai quật mộ phần Cựu – Thông báo khảo cổ học 1980)
Tam Đường chia thành hai khu vực Nam và Bắc, lấy đường xuyên xã làm trục, sẽ thấy xuất hiện các nấm phần sau:
Phía Nam gồm có các phần (tức mộ ) : Trung, Thính, Bụt, Đa, Cựu, Mả, Tít. Mả Tít nằm gần sơng Thái Sư ( xóm Bến), có tên gọi là Vườn Màn. Ngôi mộ này đã bị phá hủy nghiêm trọng. riêng mộ Phần Cự đã được khai quật chữa cháy năm 1979.
Phía Bắc gồm nhiều phần mộ nằm rải rác trong các khu dân cư, các phần lớn hầu như đã bị phá hủy : Phần Lợn, Phần Quang, Phần Mao, Mộ Phần Mao được khai quật năm 1968.
Đầu năm 1975, nhân dân Long Hưng đã phá hủy phần mộ có tên : “Mả bà già”. Tồn bộ những nấm phần cịn tồn tại hoặc đã bị phá hủy là những ngơi mộ từ thời Trần và có quy mơ lớn lại nằm trong khu di tích “ Tiền Tham thai, hậu thất Tinh” của đất Thái Đường xưa nay thuộc Hưng Hà.
Khi nghiên cứu về cấu trúc mộ ở Tam Đường, đặc biệt là mộ Nấm Sỏi hay còn gọi là Phần Bụt nằm ở khu Tam Thai như nhân dân truyền tụng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chính ngay trên mộ ấy xuất hiện những viên gạch kiến trúc tháp, kích thước, phong cách tráng lệ và rất giống với gạch
tháo Phổ Minh ( Nam Định).
Đồng thời, Tam Đường còn bảo lưu rất nhiều phế tích kiến trúc thời Trần.
Tháng 12- 1972, nhân dân đã lấy đất đường và nhà mẫu giáo tìm thấy hang trăm viên gạch chỉ, ở mặt cạnh in nổi hang chữ “Vĩnh Ninh Trường”, cạnh đó cịn tìm thấy nhiều phiến gỗ lớn, nhiều ngói lợp, chứng tỏ dấu tích kiến trúc bị sập đổ.
Mùa xuân năm 1973, cách khu vực nói trên 200m về phía Đơng là bãi tha ma và được san lấp làm sân vận động của xã đã bật lên nhiều gạch ngói, gốm sứ tại thời Trần nhân dân ta đã phát hiện một hang gạch bó vải có chữ “ Vĩnh Ninh Trường” phái Tây của dải đất này, đối diện với Phần Cựu, có địa danh là Phần Bia, nhân dân đã thu lượm được một số lượng lớn đầu rồng bằng đất nung, gạch hoa, ngói bồ, có đắp nổi hình rồng phượng, ngói mũi hài có gắn lá đề lợp hiên, trong đó có mơ hình nhà bằng đất nung cùng nhiều viên gạch hoa cỡ lớn, sạch để trơn hình chữ nhật.
Trong hai năm liền 1979-1980, nhà Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn Hóa Thơng tin tỉnh Thái Bình ( nay là Sở VHTT & DL), đã khai quật khu vực Cồn Nhãn và khu Phần Bia. Với trên sáu trăm mét vuông, các nhà khảo cổ đã thu được 296 hiện vật lớn và hàng ngàn hiện vật gốm, đất nung gồm các nhóm: vật liệu kiến trúc (ngói chiếu, ngói bị nóc, ngói mũi hài,…), vật liệu trang trí kiến trúc ( ngói hiên gắn lá đề, ngói có trang trí hình rồng phượng,…), nhóm tượng trịn trang trí kiến trúc ( đầu rồng tả thực, đầu rồng đi tơm, đầu chim phượng), nhóm đồ gốm sứ (đĩa men ngọc và nậm rượu men nâu, có niên đại từ Trần đến Lê).
Cho đến trước năm 1945, Tam Đường còn giữ được nét cổ kính, uy linh, tráng lệ của một làng quê ven dòng Nhị Hà. Khu dân cư và khu trước cửa UBND xã cao hơn rất nhiều so với khu canh tác. Khu Bia, Khu Cồn Nhãn, Khu Dậm được san bạt những năm gần đây. Trong làng có hang vạn
cây đại thụ. Chính khu vực phía Nam đường trục bây giờ, trước đây là khu nghĩa địa kéo dài đến tận các nấm phần. cây cối xum xuê đượm màu thần bí linh thiêng. Phần Sỏi cao ngất, cây cối um tùm, chỉ có một con đường nhỏ lên tới đỉnh Phần Trung, Phần Đa, Phần Cựu.
Phía Bắc Tam Đường cịn có một địa danh là Hành Cung. Ở đây đã đào được những ống thoát nước bằng đất nung thời Trần và phế tích kiến trúc dày đặc lịng đất. Khu vực xóm Bến bên cạnh dịng Thái Sư, cịn có tên là Bến Ngự, Vườn Màn. Tục truyền từ thời nhà Trần các tiên đế và triều thần tứ kinh đô theo dịng Nhị Hà vào sơng Thái Sư để bái yết lăng miếu tiên tổ, đều ghé thuyền ở bến này, nên được gọi là Bến Ngự.
Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều lần khai quật, kết quả nghiên cứu qua các tài liệu thư tịch, tài liệu điền dã sưu tầm dân tộc học, đã xác định được ý nghĩa to lớn của khu vực khảo cổ học này trong lịch sử quốc gia Đại Việt thế kỷ XII – XIV trên đất Thái Bình. Sở VHTT & DL Thái Bình, Bảo Tàng Thái Bình đã lập hồ sơ đề nghị Bộ VHTT & DL xếp hạng di tích Khảo cổ học Tam Đường là di tích cấp quốc gia năm 1990- quyết định xếp hạng số 1214/QĐBT – 1990, 30/10/1990)
Những thơng tin có được từ hệ thống di tích và kho tàng di vật chứa đựng đó đã giúp cho các thế hệ sau hiểu được “một phần lịch sử được viết
bằng nét và hình khối, đó là những trang sử sống động được viết bằng hiện vật” về nhà Trần là nơi tôn vinh và lưu giữ những giá trị đặc sắc về vật chất
và tinh thần của cha ông ta đã hình thành nên trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đại Việt. (Di tích lịch sử - văn hóa và
danh thắng Việt Nam, Nxb ĐHQG) [7 tr.67]
Bên cạnh đó, du khách khi tới thăm đền Trần sẽ được các thành viên trong Ban quản lý di tích cũng như những người dân tại đây kể lại một câu chuyện mang tính huyền thoại, truyền thuyết về việc chọn đất đặt mộ tổ của họ Trần. Câu chuyện này cũng được in trên tập giới thiệu của khu di tích.
Theo sử sách lưu truyền thì “chuyện kể rằng”:
Ơng tổ họ Trần (Trần Kinh) đến ở Hương Tức Mặc ( Nam Định ngày nay), rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới lênh đênh trên sông Nhị Hà, chỗ nào cũng là nhà, lấy người con gái ở Hương ấy sinh ra Trần Hấp. Vào thời Lý Thần Tơng (1128- 1138) có một thầy địa lý đi xem tướng đất, thấy ở Hương Tinh Cương, xã Thái Đường, huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng có một Gị Hỏa Tinh, thầy cười mà nói rằng : Ở nơi bằng phẳng lại nổi lên một gị lớn, hẳn khơng phải là hoang địa.
Thầy vào làng bên nghỉ trọ trong một gia đình, biết thầy là người giỏi xem đất, gia đình này ngỏ ý muốn nhờ thầy tìm giúp nới đặt mộ. cảm ơn việc đối xử tốt của gia đình, thầy địa lý đồng ý giúp, song đề phòng bất trắc thầy dặn sau này khi trời mưa to sấm chớp tahasy trên mặt mộ có màu đỏ thì phải chuyển mộ ngay, nếu khơng gia đình sẽ bị triệt diệt. xong việc đặt mộ, sợ người khác biết được, gia đình ấy đem lịng bội bạc đã trói thầy địa lý quẳng xuống sơng. May thay gặp lúc thủy triều xuống và lúc đó Trần Hấp đang đánh cá gần đó, thấy người kêu cứu liền tới đem thuyền và hỏi duyên cơ. Cảm ơn đã cứu thốt nạn, xin tìm nơi cát địa để báo ơn”. Thầy địa lý bèn hướng dẫn Trần Hấp nấu một nồi nước nâu, nhân khi trời mưa to gió lớn đem đổ lên mặt mộ gia đình kia. Gia đình kia thấy trên mặt mộ của nhà mình như thầy địa lý dặn bèn vội vàng chuyển mộ đi nơi khác.
Theo sự chỉ dẫn của thầy, giờ lành ngày Tân Dậu tháng Đinh Tỵ năm Quý Sửu, Trần Hấp di mộ cha từ Tức Mặc về đặt tại gò Hỏa Tinh, tiền của tốn phí hơn nghìn hốt. Mộ đặt tại hướng Càn ( Bắc), nhìn ra ngã ba sơng lớn, tục gọi là Cửa Vàng. Phía sau gối lên cổ bi phục tượng, tả hữa la liệt cờ trống. Thế đất đặt mộ cha của Trần Hấp theo thầy địa lý là “Phấn đại đương giao chiếu, liên hoa đối diện sinh, tha nhật dĩ sắc đắc thiên hạ” – phấn son cùng chiếu rọi, trước mặt nở hoa sen, sau này có người do nhan sắc lấy được thiên hạ, lại nói “Nữ nhập cung phi, nam cư phụ chính”
Tác giả thấy rằng “theo dịng thời gian, càng lùi xa trong quá khứ, mọi sự thật hiện hữu sẽ càng được huyền thoại hóa dưới sự cảm nhận của người dân”. Những huyền thoại, truyền thuyết này khiến các di tích lịch sử trở thành trung tâm trong chúng, cho thấy cách hành xử của người đời đối với chúng.