1.1 .Một số khái niệm liên quan đến du lịch
2.1.1 .Vị trí địa lý
3.1. Cần những cơ chế chính sách đủ mạnh để phát triển du lịc hở Hạ Long
Đối với ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam thì Hạ Long ln là một trong những niềm tự hào của cả đất nước khi được bạn bè quốc tế để ý, là một trong bảy kỳ quan của thế giới do Unesco cơng nhận. Hiện nay, trong tình hình thị trường du lịch quốc tế chưa mở trở lại do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nước vẫn áp dụng chính sách kiểm sốt nhập cảnh nghiêm ngặt,… Địi hỏi, phải có những chính sách tổng thể để lấy lại tốc độ phát triển trước đây trong giai đoạn bình thường mới để du lịch Hạ Long trở lại. Nhìn chung, đại dịch Covid- 19 đã gây ra khơng ít khó khăn nhưng cũng tạo ra những nhu cầu mới, làm thay đổi nhiều mặt của thị trường du lịch thành phố Hạ Long. Chính phủ, Tổng cục Du lịch và các địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiến tạo các sản phẩm mới, dịch vụ mới, phù hợp với xu thế, nhất là sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy các kết nối vùng liên kết du lịch; thành lập các Cơ quan quản lý điểm đến để quản lý phát triển sản phẩm, xúc tiến du lịch cho vùng; đẩy mạnh công tác quảng bá để tạo hiệu ứng lan tỏa lớn kích cầu cho du lịch Hạ Long.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các kết nối vùng liên kết du lịch; thành lập các Cơ quan quản lý điểm đến để quản lý phát triển sản phẩm, xúc tiến du lịch cho vùng; đẩy mạnh công tác quảng bá để tạo hiệu ứng lan tỏa lớn kích cầu cho du lịch Hạ Long.
Có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hàng đầu về lữ hành tại Hạ Long, các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia về du lịch được tiếp cận vốn vay ưu đãi, quỹ đất, ưu đãi thuế… Từ đó hình thành và củng cố vai trị của những doanh nghiệp mạnh, đủ tiềm lực đột phá, phát triển; đưa du lịch Hạ Long lên đà phát triển.
Cũng cần có những cơ chế, chính sách để phát triển gia tăng trải nghiệm, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách bằng mơ hình kinh tế ban đêm, du lịch đêm để tạo thêm những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và khách du lịch nói riêng.
Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy du lịch phục hồi và phát triển trở lại cần ban hành nhanh, kịp thời và thực chất để triển khai ngay trong thực tế mới phát huy được hiệu
55
quả. Đối với những vấn đề cấp bách cần triển khai ngay nếu chưa có văn bản pháp luật quy định hoặc có quy định khác thì cho thực hiện thí điểm.
Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, vì thế, Chính phủ cần tiếp tục giành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng tại Hạ Long. Bên cạnh đó tăng cường tần suất các đường bay có sẵn. Tập trung đầu tư một số biển đảo có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển. Đẩy nhanh hơn việc tiêm vắc xin toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng, mở cửa du lịch quốc tế trở lại. Xây dựng các quỹ tài chính hỗ trợ cho Hạ Long dưới hình thức hỗ trợ trực tiếp cho khách trong năm 2021. Điều này sẽ giúp khuyến khích và tác động kích cầu được 1 lượng khách rất lớn đi du lịch tại nơi đây, giúp hệ thống người lao động dịch vụ phía sau có được việc làm, các doanh nghiệp duy trì được hoạt động và đội ngũ nhân sự.
Gia hạn thời gian nộp thuế đến cuối năm 2021 đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp du lịch Hạ Long là thiếu vốn để tái lập hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp muốn vay tiền từ ngân hàng phải có tài sản thế chấp, trong khi doanh nghiệp du lịch lữ hành chỉ có uy tín và thương hiệu - những thứ mà khơng ngân hàng nào nhận thế chấp. Vì thế, cần có cơ chế mới để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay khả thi, được vay tín chấp.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về thuế, thị thực nhập cảnh, giá điện... cần chính sách đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện cho người dân đi du lịch như kéo dài một số kỳ nghỉ lễ, miễn giảm các khoản thu phí tham quan, tăng cường truyền thông quảng bá. Du lịch Hạ Long cũng cần đẩy nhanh hơn việc chuyển đổi số trong phát triển du lịch, xây dựng nền tảng số dùng chung cho tồn ngành và tồn xã hội. Trong đó, số hóa tồn bộ hệ thống ngành nghề bổ trợ du lịch từ dịch vụ vận chuyển đến lưu trú, ăn uống, điểm tham quan, di sản, kể cả cổ vật trong bảo tàng để thành tài nguyên chung để phục vụ phát triển du lịch.[27]