Khái quát về Trường Đại học Nội vụ, sinh viên, các học phần

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG kĩ NĂNG QUẢN lý THỜI GIAN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học nội vụ TRONG học tập các học PHẦN CHÍNH TRỊ (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của đề tài:

2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ, sinh viên, các học phần

nghiệp

2.1.1. Khái quát về Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011, trước đây có tên gọi làTrường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.

Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ của trường là Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường đào tạo các ngành nghề như Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý cơng, Quản lý xã hội, Chính trị học, Chính sách cơng, Tổ chức và xây dựng chính quyền, Luật, Văn thư, Lưu trữ, Quản lý văn hố, Hệ thống thơng tin, Thư viện, Thư ký văn phòng...

Hiệu trưởng là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh); 8 phịng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm.

- Tính đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người

trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và46 đại học. Ngồi ra Trường cịn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác.

2.1.2. Sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội

Sinh viên đại học Nội Vụ được đào tạo ra với sứ mệnh trở thành nguồn nhân lực có trình độ của Bộ Nội Vụ và ngành nghề có liên quan khác. Được đào tạo và rèn luyện kỹ năng trong học tập và trải nghiệm vì vậy sinh viên đại học Nội Vụ Hà Nội luôn tràn đầy nhiệt huyết khát khao cống hiến trong học tập và luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường ,đoàn thanh niên ,và các hoạt động tình nguyện xã hội

2.1.3. Khái quát về các học phần Chính trị học

Các học phần của ngành Chính trị học được chia làm nhiều khối kiến thức khác nhau và Ngành Chính trị học được xây dựng trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chun mơn, trình độ về lĩnh vực chính trị học trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan sự nghiệp công lập và ngồi cơng lập, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ.Trong xã hội hiện đại, Chính trị học là một ngành học được ưa chuộng vì nó cung cấp hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống.

2.1.4. Khái quát về sinh viên chuyên ngành Chính trị học

Sinh viên ngành Chính trị học với sứ mệnh là nhân lực có chun mơn trình độ từ đó chúng ta phải là người có kĩ năng tư duy lí luận về chính trị, thu thập và xử lí thơng tin chính trị, nghiên cứu, viết, thuyết trình, giảng dạy Chính trị học, thực hành văn bản chính trị; Kĩ năng tiếp cận và xử lí tình huống chính trị, phân tích q trình hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá và điều chỉnh chính sách; Kĩ năng nghiên cứu, đánh giá truyền thông và khai thác truyền thông trong chính trị, phân tích, bình luận chính trị trên các phương tiện truyền thông đại

chúng và kĩ năng thực hành Chính trị học khi tham gia hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực của đời. Tiếp tục phát triển kiến thức mới và có khả năng tham gia học tập ở trình độ cao hơn; có đạo đức cơng dân và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tham gia vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

2.1.5. Công việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Chính trị học học

Sinh viên ngành Chính trị học sau khi tốt nghiệp với kiến thức được đào tạo có thể thử sức ở một số cơng việc như sau:

• Làm việc tại các cơ quan hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương hay các tổ chức doanh nghiệp

• Giảng dạy khoa học chính trị, xã hội, chính trị học tại các trưởng cao đẳng, đại học, trường chính trị hay các trung tâm bồi dưỡng chính trị

• Nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu lĩnh vực chính trị, xã hội

• Phóng viên, bình luận chính trị, phân tích thời sự ở các báo, đài trung ương và địa phương, cơ quan thơng tấn báo chí

• Cao hơn có thể kể tới vị trí nhà lãnh đạo chính trị tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, UBND các cấp, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Luật gia…

2.2 Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên DHNV trong học tập của cá học phần Chính trị học

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG kĩ NĂNG QUẢN lý THỜI GIAN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học nội vụ TRONG học tập các học PHẦN CHÍNH TRỊ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)