4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm gĩp phần phục vụ kinh doanh rừng trồng tếch ở địa phương, đề tài xác định mục tiêu:
• Về lý luận: Gĩp phần úng dụng và xây dựng các phương pháp nghiên cứu sâu bệnh hại, đặc điểm biến đổi độ phì đất trồng tếch, phân hạng đất, vấn đề sinh trưởng, lập biểu sản lượng, các mơ hình trồng, quan hệ sinh trưởng với độ phì đất, với các tổ hợp sinh thái...
• Về thực tiễn: Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong kinh doanh rừng trồng bền vững, dự báo hiệu quả kinh tế của các mơ hình trồng rừng, theo các mục tiêu điều chế cụ thể, phục vụ cho việc phát triển cũng như kinh doanh lồi này ổn định, cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến.
4.2 Giới hạn của đề tài:
• Về địa phương nghiên cứu: Chủ yếu ở 2 tỉnh, ở tỉnh Đăk Lăk gồm 6 địa điểm đại diện cho các hồn cảnh sinh thái trồng Tếch của tỉnh: Lâm trường Buơn Ja Vằm, Đức Lập, Nam Nung, Krơng A Na, Eakmat, Cư M’Gar; ở Tỉnh Kon Tum cĩ 1 địa điểm tại thị xã này.
• Về nội dung: Nhằm nghiên cứu một cách hệ thống, đưa ra được các cơ sở khoa học trong kinh doanh rừng trồng tếch, các nội dung nghiên cứu triển khai trong đề tài được ghi rõ ở mục 5.1. Riêng phần kỹ thuật thu hái hạt giống, gieo ươm, trồng rừng, chăm sĩc rừng tếch đã được Bộ Lâm nghiệp xây dựng thành “Quy phạm kỹ thuật trồng rừng tếch” năm 1983 [4].
• Số liệu được thu thập từ tuổi rừng non đến tuổi lớn nhất, xấp xĩ tuổi thành thục số lượng cây tếch, chỉ cịn thiếu hụt trong phạm vi tuổi 30 đến 40 (do chưa hiện tại ở đây chưa cĩ lâm phần đạt tuổi này, trong khi đĩ ở giai đoạn này các lâm phần ở Ea Kmat đã khơng cĩ tài liệu lưu trữ). Chuỗi số liệu này cho phép nghiên cứu quá trình sinh trưởng tếch (từ non đến thành thục), việc ngoại suy trong vịng 1-2 cấp tuổi cĩ thể chấp nhận được, và trong tương lai cần tiếp tục theo dõi để bổ sung hồn thiện thêm.