Tình hình chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Tuần Giáo

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn tuần giáo, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2016 (Trang 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Tuần Giáo

Tuần Giáo là huyện miền núi nằm ở vùng Tây Bắc, huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Điện Biên. Huyện Tuần Giáo sau khi điều chỉnh, huyện Tuần Giáo mới cịn lại 113.629,45 ha diện tích tự nhiên và 71.423 người, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Tuần Giáo và 18 xã. Với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hiện nay, việc sử dụng đất để phát triển các ngành kinh tế đang ngày một gia tăng. Đất đai sử dụng ngày một nhiều và ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Công tác chuyển quyền sử dụng đất ở huyện Tuần Giáo nói chung có sự biến động . Người dân tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo giai đoạn 2014 – 2016.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá hoạt động của 7 hình thức chuyển QSDĐ theo luật Đất đai 2013 trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Văn phòng Đăng ký Quyền Sử Dụng Đất huyện Tuần Giáo. Thời gian: Từ 08/2017 đến 12/2017

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của thị trấn Tuần Giáo

- Đánh giá tính đa dạng của các hình thức chuyển quyền (theo 7 hình thức) trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo

- Đánh giá tình hình triển khai về trình tự thủ tục trong hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân và cán bộ về hoạt động chuyển QSDĐ thông qua bộ câu hỏi điều tra

- Lãm rõ những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp trong cơng tác chuyển quyền sử dụng đất để giúp công tác quản lý tốt hơn.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất (Bao gồm cán bộ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Tuần Giáo - 5 phiếu, cán bộ Phịng Tài Ngun và mơi trường huyện Tuần Giáo - 4 phiếu, cán bộ Địa chính thị trấn Tuần Giáo - 1 phiếu) và đối tượng sử dụng đất (40 phiếu điều tra các hộ trong khu vực thị trấn Tuần Giáo) theo mẫu phiếu điều tra để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn thị trấn.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại thị trấn Tuần Giáo.

- Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Tuần Giáo và thị trấn Tuần Giáo giai đoạn 2014 - 2016.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập được các số liệu, tiến hành thống kê, phân loại các thông tin theo nội dung các nghiên cứu, sử dụng phần mềm Excel để thống kê.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Với số liệu thu thập được sau khi thống kê, phân loại, tiến hành tổng hợp; số liệu tổng hợp được trình bày cụ thể dưới dạng bảng, biểu, hình minh họa.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của thịtrấn Tuần Giáo trấn Tuần Giáo

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Tuần Giáo là thị trấn duy nhất và là huyện lỵ của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, Việt Nam, được thành lập từ ngày 7 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở một số lãnh thổ của xã Tuần Giáo và Quài Cang.

Thị trấn Tuần Giáo là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Tuần Giáo, có tổng diện tự nhiên là: 1.714,89 ha. Tọa độ địa lý: 21035’35” Bắc và 103024’28” Đơng

Có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Bắc giáp với xã Quài Cang

- Phía Đơng giáp với xã Quài Cang, Quài Tở

- Phía Tây giáp với xã Chiềng Sinh, Mường Thín, Nà Sáy

- Phía Nam giáp với xã Qi Tở, Tênh Phơng, Chiềng Sinh

Thị trấn Tuần Giáo có 17 khối, bản, dân số là 7.698 người, trong đó có 3.776 nam và 3.922 nữ.

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Tuần Giáo là 1.714,89 ha Trong đó:

- Đất nơng nghiệp: 1.265,42 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 119,98 ha.

- Đất chưa sử dụng : 329,49 ha.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tuần Giáo là một thị trấn miền núi có địa hình dạng lịng chảo, xung quanh là đồi núi, hướng núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của thị trấn Tuần Giáo, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Thị trấn Tuần Giáo nói riêng và huyện Tuần Giáo nói chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao, mùa đơng lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều.

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ khơng khí bình qn năm là 21oC, nhiệt độ khơng khí bình qn cao nhất vào tháng 6 là 26,1oC và thấp nhất vào tháng 1 là 15,9oC. Có những ngày nắng nóng lên đến 37oC – 38oC, Mùa lạnh xuống tới 2oC. Biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 10 - 15oC.

- Chế độ mưa:

Mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm là 1800mm, phân bố khơng đồng đều, vùng núi cao lượng mưa có thể lên đến 2000mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 9, các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 10 đến trước tháng 3 năm sau.

- Chế độ gió

Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hướng gió trong năm. Trong đó thịnh hành là hướng gió Tây Nam, thường xuất hiện trong các tháng: 4,5,7,8,9. Tốc độ gió trung bình từ 0,4 - 0,7m/s. Gió Tây Nam thường gây ra khơ nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, cây trồng, gia súc. Ngoài ra cịn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Sương mù

Sương mù là hiện tượng khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc. Số ngày có sương mù bình qn trong năm tại thị trấn Tuần Giáo lên đến 100 ngày/năm. Sương mù xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn thị trấn chịu sự chi phối của các con suối chính: Suối Nậm Quài với lưu lượng nước tương đối lớn, suối Nậm Hon, suối Nậm ca. Bên cạnh đó cịn một số con suối, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Do địa hình của Thị trấn Tuần Giáo là dạng địa hình dốc cho nên vào mùa khô hệ thống các suối lượng nước ở các suối thấp cho nên thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cần phải đầu tư hệ thống các hồ để tích trữ các nguồn tự nhiên, cần phải khai thác và sử dụng nguồn nước một cách khoa học và tiết kiệm có hiệu quả.

4.1.1.5. Thổ nhưỡng

Theo bản đồ điều tra thổ nhưỡng tỉnh Điện Biên, tỉ lệ 1/100 000 và điều tra bổ sung trên địa bàn Tuần Giáo có các loại đất chính sau:

* Tài ngun đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Tuần Giáo 1.714,89 ha. Trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo có các nhóm đất chính sau:

- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Diện tích có khoảng 1.043,76 ha. Đây là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng cây ngơ, cây công nghiệp, cây ăn quả. Song do phân bố ở những vị trí sườn núi cao, dộ dốc lớn nên sản xuất nơng nghiệp bị hạn chế, chỉ khoảng 10% diện tích loại đất này phân bổ ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất:Diện tích có khoảng 428,79 ha. Đây là loại đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình – nặng, càng xuống sâu tỷ lệ đất sét càng cao. Mức độ ferarit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới. Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để phát triển nơng lâm.

Ngồi ra trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo cịn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá macma axit, chiếm khoảng 14,13% diện tích tự nhiên của thị trấn.

* Tài Nguyên nước

- Nước mặt:

Nguồn nước mặt của thị trấn Tuần Giáo chủ yếu là dựa vào các con suối chính như: Suối Nậm Ca, suối Nậm Hom, suối Nậm Quài. Tuy nhiên chế độ nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.

- Nước ngầm

Nguồn nước ngầm chủ yếu do các khe nứt của đá, được hình thành do đá bị phong hóa mạnh và nước mưa ngấm qua đất trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt, nhiều nguồn nước ngầm đã xuất lộ ra ngồi thành dịng chảy, lưu lượng dao động theo mùa.

* Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn Tuần Giáo là 887,94 ha, độ che phủ rừng đạt 35,7%.

Trong đó:

Rừng sản xuất là 653,31 ha chiếm 43,2 % điện tích đất lâm nghiệp Rừng phịng hộ: 234,63 ha, chiếm 56,8 % điện tích đất lâm nghiệp Với diện tích đất lâm nghiệp lớn trên địa bàn, thị trấn Tuần Giáo có cơ sở để phát triển làm phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ trên địa bàn thị trấn.

* Cảnh quan & mơi trường:

Nhìn chung khơng khí của thị trấn Tuần Giáo khá tốt đảm bảo môi trường sống của nhân dân, tuy nhiên việc ngăn chặn các dấu hiệu ô nhiễm như: cháy rừng gây ô nhiễm khói bụi, q trình thối giữa của xác động thực vật chết khơng được chôn lấp, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, qúa trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt của con người... cần được sử lý.

Công tác thu gom xử lý chất rắn của thị trấn những năm gần đây đã được quan tâm. Tuy nhiên do lượng rác thải ngày càng nhiều và ý thức của người dân chưa cao nên tình trạng rác thải cịn đổ bừa bãi trên đường, khu đất trống hoặc vứt xuống ao hồ, sông suối làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.

Thực trạng về đa sinh học thị trấn Tuần Giáo đang có dấu hiệu suy giảm do việc chặt phá rừng làm nương rẫy, việc xây dựng các cơng trình thủy

điện...gây nên lũ quét, lỡ đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, làm cho một số giống, loại đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nguồn gen hoang dã bị suy giảm mạnh, làm mất cân bằng sinh thái.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Thuận lợi :

Thị trấn Tuần Giáo là trung tâm của huyện Tuần Giáo, cửa ngõ của tỉnh Điện Biên và giáp với tỉnh Sơn La, là điểm đầu tiên của tuyến du lịch Hà Nội – Điện Biên – Lng Pha Băng nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, và hội nhập.

Có vị trí đường giao thơng thuận lợi: quốc lộ 6 và quốc lộ 279 chạy qua thuận tiện cho việc lưu thơng hàng hóa với các vùng lân cận.

Có nguồn lao động dồi dào, trẻ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.

Nhân dân có truyền thống đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước đặc biệt là tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, huyện, nền kinh tế của thị trấn ngày được cải thiện.

* Khó khăn:

Do địa hình bị chia cắt, việc đầu tư các cơng trình phúc lợi xã hội gặp khó khăn về mặt bằng sử dụng đất, khó khăn về nguồn vốn đầu tư do phụ thuộc hoàn toàn nguồn ngân sách của nhà nước.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của cư dân thấp, việc giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngồi gặp khó khăn.

Khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân giữa các xã vùng lòng chảo với các xã vùng lân cận khá lớn.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống điện:

Thị trấn Tuần Giáo đã có điện lưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, trong những năm qua số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia ngày càng tăng.

* Giao thông:

Hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo đã được nhà nước đầu tư nên thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu hàng hóa. Hầu hết các khối, bản đã có đường ơ tơ đi được. Một số tuyến đường chính trên địa bàn như sau: Quốc lộ 6 đi qua địa bàn thị trấn với chiều dài 2,7km độ rộng bề mặt đạt 11m được rải nhựa.

Quốc lộ 279 đi từ khối Tân thủy đến khối Đồng tâm dài 4km, rộng 7,5m mặt đường nhựa.

Còn lại các tuyến đường liên bản, khối vẫn chủ yếu là đường đất, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn.

* Thủy lợi:

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đã xây dựng, sửa chữa được các đập giữ nước, kênh mương được bê tơng hóa để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

*YTế:

Trong năm 2016 trạm y tế thị trấn Tuần Giáo duy trì tốt số giường bệnh tại trung tâm, tổ chức trực trạm 24/24h. Phối hợp với cán bộ y tế huyện tiêm đủ 6 loại vác xin cho trẻ em và phụ nữ có thai theo đúng chương trình do Bộ y tế quy định, duy trì trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện hiệu quả 4 chương trình mục tiêu quốc gia : y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, phịng chống HIV, vệ sinh an tồn thực phẩm...triển khai cơng tác khám, chữa bệnh.

Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vac xin đạt 93,2% Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm vác xin viêm não Nhật bản B mũi 1,2 đạt 92,6%, mũi 3 đạt 93%.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 21%

* Giáo dục – đào tạo

Công tác giáo dục luôn được quan tâm, tăng cường công tác thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư các trang thiết bị có chất lượng để phục vụ cho công tác giảng dạy, đầu tư xây dựng nhiều phòng học kiên cố.

Tổ chức tốt cho học sinh nội trú dân ni có điều kiện đến trường, cấp phát kinh phí hỗ trợ cho học sinh nghèo kịp thời, đúng đối tượng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gắn với đổi mới phương pháp dạy và học, tổ chức tốt các cuộc thi giáo viên dạy giỏi và thi học sinh giỏi các cấp học.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tu sửa cơ sở vật chất, trường lớp học và

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn tuần giáo, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2016 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w