hành.
Hiện nay, ở nước ta cịn tồn tại khá nhiều các doanh nghiệp Nhà nước và việc tách, nhập các doanh nghiệp này cũng khá thường xuyên. Dù các doanh nghiệp này cĩ sự cách biệt về vốn, về quy mơ song bản chất của việc hợp nhất giữa chúng vẫn là hợp nhất quyền lợi. Đây là nét đặc biệt xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước. Ngồi ra, nước ta cịn tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp cĩ quy mơ nhỏ. Tại các doanh nghiệp này, tài sản của họ khơng nhiều nên chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý khơng đáng kể, thương hiệu của họ chưa phổ biến…dẫn đến việc hạch tốn theo phương pháp hợp nhất quyền lợi hay phương pháp Mua cũng khơng cĩ khác biệt lớn. Hơn nữa, sự cách biệt về vốn của các doanh nghiệp này khơng lớn, và khi chấp nhận hợp nhất với nhau, họ cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích và quyền kiểm sốt với nhau.
VAS-11 hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế tốn hợp nhất kinh doanh phù hợp với quốc tế. Nhưng hợp nhất kinh doanh cịn quá mới mẻ đối với Việt Nam ngồi việc áp dụng phương pháp mua bên cạnh đĩ cho phép sử dụng phương pháp hợp nhất quyền lợi để phù hợp với tình hình hiện tại và trong tương lai thì sẽ cải thiện dần dần áp dụng phù hợp với quốc tế. Vì vậy, trong trường hợp này, các điều kiện phương pháp hợp nhất quyền lợi cĩ thể được thoả mãn.
Để phù hợp với tình hình hiện nay nên đưa phương pháp hợp nhất quyền lợi vào chuẩn mực hợp nhất kinh doanh Việt Nam (VAS-11).
Lợi thế thương mại
VAS-11 cĩ quy định về lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp. Nhưng chưa cĩ tách rời giữa lợi thế thương mại và lợi thế thương mại âm, chưa cĩ đề cập đến việc xem xét các nhân tố việc ước tính thời gian hữu dụng của Lợi thế thương mại. Theo tơi trình bày lợi thế thương mại và lợi thế thương mại âm thành hai mục riêng biệt.
Chuẩn mực kế tốn Việt Nam về hợp nhất kinh doanh được xây dựng dựa vào IAS 22 (1998) chứ khơng theo IFRS 3 (2004).
Trong nỗ lực thay thế các IAS bằng các IFRS (chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính), IASB đã ban hành IFRS 3, thay thế cho IAS 22 vào tháng 3.2004. Những điểm đổi mới của IFRS 3 so với IAS 22 liên quan đến hợp nhất kinh doanh là:
1. Chỉ cịn thừa nhận một phương pháp là phương pháp mua.
2. Tất cả tài sản cĩ thể xác định (nghĩa là khơng tính lợi thế thương mại), nợ phải trả và các khoản ngẫu nhiên đều đánh giá theo giá trị hợp lý
3. Lợi thế thương mại được vốn hĩa nhưng khơng khấu hao mà kiểm tra tổn thất hàng năm.
4. Lợi thế thương mại âm được ghi nhận ngay vào lãi, lỗ.
5. Chi phí tái cấu trúc chỉ ghi nhận những nghĩa vụ đã tồn tại vào ngày hợp nhất.
Nhìn chung các điểm đổi mới trên cho thấy sự chuyển hướng của chuẩn mực quốc tế gần hơn với quan điểm mới của chuẩn mực Hoa kỳ.
IFRS 3 (2004) rất mới và đưa ra nhiều phương pháp giải quyết mới hơn so với IAS 22. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là hoạt động hợp nhất kinh doanh tại Việt
Nam cịn rất mới nên nhiều vấn đề quy định trong IFRS 3 sẽ khĩ thực hiện ở Việt Nam. Nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi áp dụng chuẩn mực kế tốn Việt Nam trong việc lập BCTC theo luật định và áp dụng IFRS trong cơng tác báo cáo cho tập đồn. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều áp dụng chuẩn mực kế tốn Việt Nam và một số cũng lập BCTC theo IFRS. Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập và hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, ngày càng cĩ nhiều doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam và lập BCTC cho tập đồn theo IFRS. Hơn nữa, ngày càng cĩ nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngồi, do đĩ, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS.