Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghèo theo vị trí địa lý
Bảng 3.2: Tỷ lệ nghèo theo vị trí địa lý (%)
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Thành thị 6,09 93,91 Nông thôn 31,55 68,45 Kon Tum 37,22 62,78 Gia Lai 44,10 55,90 Đăk Lăk 16,94 83,06 Đăk Nông 6,58 93,42 Lâm Đồng 17,00 83,00 Chung 24,1 75,9
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nơng thơn có một khoảng cách khá xa, ở thành thị tỷ lệ hộ nghèo rất thấp chỉ khoảng 6,09% trong khi đó ở nông thôn tỷ lệ này đến 31,55% cao hơn 5 lần. Trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Gia Lai có tỷ lệ nghèo cao nhất (44,1%) và Đắk Nơng có tỷ lệ nghèo thấp nhất (6,58%). Điều này cũng dễ hiểu vì phần đơng người dân Gia Lai là dân tộc thiểu số, địa hình nhiều đồi núi, cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, giao thơng khơng thuận lợi, đất đai xấu. Ngoài ra, kết quả kiểm định ở phụ lục 5 cũng góp phần khẳng định sự khác biệt về vị trí địa lý giữa hộ nghèo và khơng nghèo là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
3.3. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và tuổi của chủ hộ Bảng 3.3: Tuổi chủ hộ bình quân của Vùng và cả nước
Cả nước Tây Nguyên
Hộ nghèo 47,33 44,11
Hộ không nghèo 50,07 45,80
Chung 49,67 45,39
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Theo các nghiên cứu trước, tuổi bình quân của chủ hộ thuộc hộ nghèo thấp hơn so với chủ hộ của các hộ khơng nghèo. Bảng 3.3 cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ nghèo ở Tây Nguyên thấp hơn so với cả nước dù hộ là nghèo hay không nghèo; cụ thể tuổi bình quân của chủ hộ nghèo ở Tây Nguyên là 44,11 tuổi, thấp hơn 3,22 tuổi so với cả nước. Tuy nhiên, qua kiểm định ở phụ lục 6 tác giả nhận thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa hộ nghèo và không nghèo.
3.4. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và giới tính của chủ hộ
Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo, số năm đi học trung bình và chi tiêu bình qn đầu người theo giới tính
Tỷ lệ nghèo (%) Số năm đi học trung bình (năm)
Chi tiêu bình quân đầu người/năm
(ngàn đồng)
Nam 24,86 5,9 6.678
Nữ 20,40 6,2 6.760
Chung 24,23 5,9 6.689
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Bảng 3.4. cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể của tỷ lệ nghèo theo giới tính (khoảng trên 4%), điều này cũng được chứng minh trong phần kiểm định ở phụ lục 7; song khác với những nghiên cứu trước, số năm đi học trung bình của chủ hộ là nữ ở Tây Nguyên cao hơn nam giới, vì vậy mức chi tiêu bình quân của chủ hộ là nữ cũng sẽ cao hơn.
3.5. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và số năm đi học của chủ hộ
Giáo dục là một phương tiện quan trọng để nâng cao khả năng kiếm sống, từ đó cải thiện mức sống, và là con đường ngắn nhất giúp người nghèo thoát nghèo hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục có liên quan khá mật thiết với đói nghèo, và ln có ý nghĩa trong mọi phân tích.
Bảng 3.5: Trình độ giáo dục phân theo nhóm hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo Chung Tỷ lệ biết đọc, biết viết (%) 82,42 71,78 75,08
Số năm đi học trung bình (năm) 2,91 6,89 5,92
Tỷ lệ Không bằng cấp (%) 97,19 69,81 76,44
Tiểu học (%) 74,53 74,84 74,77
Trung học phổ thông (%) 4,66 42,67 33,46
Cao đẳng (%) 0,00 3,05 2,31
Đại học (%) 0,00 6,23 4,72
Thạc sỹ, tiến sỹ (%) 0,00 0,15 0,11
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Từ bảng 3.5 cho thấy trình độ giáo dục của hộ nghèo khá thấp hơn so với hộ không nghèo, cụ thể: tỷ lệ biết đọc, biết viết của hộ nghèo cao hơn 10,64% so với hộ không nghèo, số năm đi học trung bình của chủ hộ nghèo thấp hơn đến 2,37 lần, tỷ lệ chủ hộ nghèo không bằng cấp chiếm khá cao 97,19% (hơn 27,38%) và đặc biệt hơn là khơng có chủ hộ nghèo nào có trình độ cao đẳng, đại học hay thạc sỹ, tiến sỹ trong khi con số ở hộ không nghèo lần lượt là 3,05%, 6,23% và 0,15%. Không những thế, bằng kiểm định Chi – square, tác giả nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số năm đi học với tình trạng nghèo của hộ (xem thêm phụ lục 10). Vì vậy, để thốt nghèo bền vững khơng cịn con đường nào khác phải nâng cao trình độ giáo dục cho chủ hộ và các thành viên trong hộ.
3.6. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
Tỷ lệ người phụ thuộc lớn có tương quan chặt, trực tiếp với tỷ lệ nghèo và ngược lại, điều này được kiểm định cụ thể trong phần phụ lục 9. Như vậy, hộ nghèo là những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn, bất kể hộ ở thành thị hay nông thôn, bất kể ở Tây Nguyên hay trong cả nước; đặc biệt những hộ nghèo ở Tây Nguyên có tỷ lệ người phụ thuộc cao nhất cả nước (phụ lục 4). Bảng 3.6 thể hiện tỷ lệ phụ thuộc ở nông thôn và thành thị Tây Ngun có khác biệt khơng đáng kể, nhưng chênh lệch tỷ lệ người phụ thuộc giữa hộ nghèo và không nghèo rất lớn. Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ không nghèo chỉ bằng 64% so với hộ nghèo. Sự chênh lệch này còn thể hiện rõ nét hơn ở thành thị và nông thôn. Ở nông thôn, một hộ nghèo có tỷ lệ phụ thuộc bình qn là 0,5 trong khi đó hộ khơng nghèo chỉ có 0,35. Cịn ở thành thị, tỷ lệ phụ thuộc của hộ nghèo lớn hơn hộ khơng nghèo 0,16. Do đó, cơng tác kế hoạch hóa gia đình ở Tây Ngun cần được rà soát lại.
Bảng 3.6: Tỷ lệ phụ thuộc của hộ theo khu vực
Hộ nghèo Hộ không nghèo Chung
Thành thị 0,41 0,25 0,26
Nông thôn 0,50 0,35 0,4
Chung 0,50 0,32 0,36
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
3.7. Mối quan hệ giữa nghèo và tình trạng dân tộc của chủ hộ
Ở Việt Nam, người dân tộc thiểu số do những thói quen, phong tục lạc hậu nên thường có những hạn chế trong quá trình tiếp cận các nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, tỷ lệ nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số thường cao hơn người Kinh. Bên cạnh đó, kiểm định Chi – square cũng góp phần khẳng định thêm mối quan hệ giữa nghèo và tình trạng dân tộc của chủ hộ (xem phụ lục 8)
Bảng 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo và chi tiêu bình quân đầu người theo dân tộc
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Chi tiêu bình quân đầu người/năm
(ngàn đồng)
Kinh 4,6 8.652
Dân tộc thiểu số 65 3.565
Chung 24,1 7.245
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Qua nghiên cứu bộ dữ liệu VHLSS2008, tỷ lệ nghèo của hộ dân tộc thiểu số là 65% gấp 14 lần so với hộ gia đình người Kinh. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa chủ hộ là người Kinh và người dân tộc thiểu số còn thể hiện qua mức chi tiêu trung bình. Một hộ người Kinh có mức chi tiêu trung bình một năm là 8.652 ngàn đồng cao hơn gần 3 lần so với chi tiêu bình quân của hộ dân tộc thiểu số (bảng 3.7). Điều này cho thấy mức sống của người dân tộc thiểu số cịn q thấp nên chính quyền địa
phương và chính sách của nhà nước cần quan tâm hơn nữa và hướng dẫn giúp họ tìm cách thốt nghèo.
Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan chặt giữa nơi sống và tỷ lệ đói nghèo của hộ gia đình. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm các dân tộc thiểu số cao hơn trong nhóm dân tộc Kinh ở cả thành thị và nông thôn, cụ thể: ở nông thôn tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số là 69,72%, cao hơn gần 3 lần so với thành thị, và cao hơn gần 14 lần so với hộ gia đình là người Kinh sống ở nơng thôn (bảng 3.8)
Bảng 3.8: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo dân tộc và khu vực (%)
Thành thị Nông thôn
Kinh 3,79 5,13
Dân tộc thiểu số 23,63 69,72
Chung 6,09 31,55
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Vấn đề nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số trở nên nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân sau: cách biệt về địa lý, độc canh trong sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ học vấn thấp và nhiều yếu tố khác (xem thêm phụ lục 5).
Bảng 3.9: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của chủ hộ theo dân tộc (%) Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Tổng số Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Tổng số
Không bằng cấp 65,42 95,02 73,58 Tiểu học 68,85 70,72 69,37 Trung học cơ sở 66,19 32,35 56,85 Trung học phổ thông 40,74 13,91 33,34 Cao đẳng 3,12 0,7 2,51 Đại học 6,91 0,6 5,17 Thạc sỹ, tiến sỹ 0,25 0 0,18
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Kinh và 21,44% so với cả vùng. Ngoài ra, 6,91% chủ hộ người Kinh có bằng đại học nhưng chỉ có 0,6% chủ hộ là dân tộc thiểu số có bằng đại học và khơng có chủ hộ nào tốt nghiệp thạc sỹ hay tiến sỹ. Điều này cho thấy học vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo của các hộ dân tộc thiểu số và việc nâng cao trình độ cho các hộ dân tộc thiểu số, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Nâng cao trình độ sẽ giúp các hộ tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, kiến thức mới để từ đó họ có thể áp dụng cho sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.
3.8. Mối quan hệ giữa nghèo với nghề nghiệp chính và tình trạng việc làm của chủ hộ
Theo tập quán của người Việt Nam, chủ hộ thường là trụ cột của gia đình, người tạo phần lớn thu nhập, đồng thời cũng là người đưa ra các ý kiến quyết định trong các vấn đề quan trọng của gia đình.
Từ kết quả thống kê bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo có việc là 95,96%, trong khi hộ khơng nghèo là 93,75%. Như vậy, khơng có mối liên hệ thống kê giữa tình trạng việc làm và tình trạng nghèo của hộ (xem thêm phụ lục 11). Tuy nhiên, việc làm của hộ nghèo tập trung hầu hết trong lĩnh vực nông nghiệp đến 89,96% hơn 27,42% so với hộ khơng nghèo, chỉ có 6,13% hộ nghèo làm trong lĩnh vực công nghiệp và 8,04% hộ nghèo tham gia vào hoạt động dịch vụ. Điều này cho thấy người dân Tây Nguyên vẫn còn lệ thuộc khá nhiều vào nơng nghiệp. Trong khi đó, các ngành cơng nghiệp và dịch vụ đang thu hút nhiều lao động có tay nghề và thu nhập cao, ổn định hơn thì nhóm hộ nghèo khơng đủ khả năng tiếp cận. Cụ thể, có đến 44,03% hộ khơng nghèo làm giàu trong ngành dịch vụ thì trái lại chỉ có 8,04% hộ nghèo làm việc trong ngành này, thấp hơn 27,27% so với toàn khu vực. Tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp sẽ giảm thiểu khả năng nghèo. Có đến 36,36% hộ khơng nghèo làm trong lĩnh vực tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khi chỉ có 19,93% hộ nghèo làm trong lĩnh vực này. Rõ ràng là những hộ có chủ hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp thì khả năng thốt nghèo sẽ cao hơn, như ơng cha ta đã nói: “Phi thương bất phú”. Các kết quả nghiên cứu trước đều cho rằng thu nhập từ nơng nghiệp mang tính thời vụ, khá bấp bênh,
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, nhiều rủi ro và tiền lương thấp. Chính vì vậy, vấn đề nhiều người dân ở Tây Nguyên lao động trong nơng nghiệp là một minh chứng cho tình trạng nghèo đói nghiêm trọng của Vùng hiện nay. Khơng có việc làm hoặc làm việc với mức thu nhập thấp của nhóm hộ nghèo đồng nghĩa với cơ hội thốt nghèo của họ khá mong manh.
Bảng 3.10: Tình trạng việc làm, nhóm ngành, loại cơng việc của chủ hộ phân theo nhóm hộ và khu vực (%)
Nhóm ngành Loại cơng việc
Có việc Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ Lao động hưởng lương Tự làm nông Kinh doanh dịch vụ Hộ nghèo 93,75 89,96 6,13 8,04 79,18 96,74 19,93 Hộ không nghèo 95,96 62,54 18,94 44,03 60,58 83,33 36,36 Chung 94,29 69,19 15,84 35,31 65,09 86,58 32,38 Khu vực Nông thôn 95,39 81,22 11,26 23,39 65,85 95,27 24,34 Thành thị 91,57 39,36 27,19 64,85 63,18 65,03 52,32 Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Một trong những ngun nhân chính góp phần làm cho tỷ lệ lao động trong ngành nơng nghiệp có tỷ lệ nghèo cao là phần lớn nông dân đều chưa qua đào tạo về trình độ chun mơn kỹ thuật đến 82,65% và chỉ có 17,19% tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, thấp hơn 2,32% so với tỷ lệ lao động được đào tạo chung của Vùng. Bên cạnh đó, những hộ nghèo khơng có khả năng, điều kiện để nâng cao tay nghề, nên có đến 85,43% lao động của hộ nghèo không được đào tạo, tỷ lệ này cũng khá cao so với hộ không nghèo (bảng 3.11). Điều đó cho thấy, hầu hết lao động của Tây
Nguyên đều khơng qua q trình đào tạo, khơng có những kỉ năng cần thiết cho q trình sản xuất nên xác suất để họ rơi vào nghèo đói khá cao.
Bảng 3.11: Kỹ năng lao động theo nhóm ngành
Tỷ lệ lao động giản đơn (%) Tỷ lệ lao động có kỹ thuật (%) Nhóm ngành Nông nghiệp 82,65 17,19 Công nghiệp 54,55 35,55 Dịch vụ 48,51 18,56 Nhóm hộ Hộ nghèo 85,43 5,67 Hộ không nghèo 58,61 23,94 Chung 65,11 19,51
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n=579)
Một vấn đề không kém phần quan trọng là trong số 5,71% những người khơng có việc làm ở Tây Ngun phần lớn là do già yếu và nghỉ hưu. Kết quả bảng 3.12 cho thấy trong số 5,71% những người khơng có làm việc có tới 50,12% là vì già yếu và nghỉ ngơi, 19,71% do bệnh tật. Một vấn đề đáng quan tâm là ở Tây Nguyên là hầu hết các chủ hộ đều tìm được việc làm. Do đó, ngành nghề mà chủ hộ tham gia có ảnh hưởng khá mạnh đến tình trạng nghèo đói của hộ.
Bảng 3.12: Các nguyên nhân khiến chủ hộ không đi làm
Tây Nguyên
Nội trợ cho gia đình 11,02
Già yếu, nghỉ hưu 50,12
Tàn tật 6,36
Ốm đau 19,71
Khác 12,79 Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
3.9. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tài sản của hộ
Bảng 3.13: Diện tích nhà ở bình qn và tình trạng nhà ở của hộ
Hộ nghèo Hộ khơng nghèo Chung
Diện tích nhà ở bình quân của
hộ (m2) 45,42 75,90 68,51 Tình trạng nhà ở (%) Nhà biệt thự 0,0 1,42 1,07 Nhà kiên cố khép kín 0,23 8,73 6,67 Nhà kiên cố khơng khép kín 0,33 7,76 5,96 Nhà bán kiên cố 69,98 69,98 69,98 Nhà tạm và khác (…) 29,46 12,12 16,33
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Trong các loại tài sản của hộ thì nhà ở là một tài sản có giá trị lớn và ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng nghèo của hộ. Theo kết quả nghiên cứu từ bảng 3.13 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về diện tích nhà ở bình qn của nhóm hộ nghèo và khơng nghèo; cụ thể hộ nghèo chỉ có 45.42 m2 trong khi hộ khơng nghèo bình qn 75,90 m2 nhiều hơn 30,48 m2. Thêm nữa, nhà ở của nhóm hộ nghèo tập trung chủ yếu là nhà bán kiên cố (chiếm 69,98%) và nhà tạm (chiếm 29,46), (xem thêm phụ lục 12). Việc sống trong những nhà bán kiên cố, nhà tạm chật chội, dột nát vào mùa mưa bão gặp phải rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt chung của gia đình đặc biệt trẻ em, người già và giá trị những căn nhà quá thấp nên cũng khó để thế chấp vay vốn, đầu tư nâng cao thu nhập. Trong khi đó, hộ khơng nghèo có các loại nhà biệt thự và kiên cố khép kín, một số cịn ở nhà bán kiên cố, nhưng có thể vì một lý do nào chưa xây nhà chứ không phải do khơng có khả năng làm nhà.
3.10. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo của hộ với diện tích đất sản xuất bình quân
Các nghiên cứu của PPA cho thấy các hộ nghèo coi diện tích đất và chất lượng