Đó là sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc, kiên định về lý tưởng chính trị đã được lựa chọn. Đó là thái độ cảm xúc của con người trước những vấn đề chính trị, vấn đề thời cuộc. Đó là sức mạnh chủ yếu để đấu tranh, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, là động lực thúc đẩy việc thường xuyên phải trau dồi đạo đức cách mạng.
Nó góp phần to lớn trong việc nâng cao tính tích cực chính trị của cơng dân và khắc phục tình trạng thờ ơ, lãnh đạm chính trị trong một bộ phận nhân dân.
Lý tưởng chính trị và niềm tin khoa học.
Lý tưởng khơng chỉ là động lực kích thích hoạt động chính trị, mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn con đường, phương thức hoạt động chính trị hiệu quả để hiện thực hố lý tưởng chính trị đã lựa chọn. Sự nhạy bén, sự sáng tạo trong việc tìm ra những phương hướng, những phương tiện để hiện thực hoá lý tưởng đã được lựa chọn là một nhân tố hết sức quan trọng trong văn hố chính trị.
Lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa là lý tưởng nhân đạo nhất trong lịch sử, lý tưởng đó hướng dẫn và thúc đẩy con người hoạt động chính trị vào những mục tiêu cao cả nhất là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Cùng với lý tưởng chính trị, niềm tin là nhân tố hết sức quan trọng của văn hố chính trị. Tất nhiên đó là niềm tin khoa học; chứ không phải là niềm tin giáo điều, mù quáng. Chỉ có niềm tin dựa trên sự hiểu biết khoa học (cùng với tình cảm và đạo đức cách mạng) mới làm cho con người giữ được sự kiên định, không dao động trước những khó khăn.
Các truyền thống chính trị được kết tinh trong truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc, trong di sản văn hóa của lồi người qua các thời đại được kế thừa và vận dụng vào hoạt động chính trị.
Đó là truyền thống u nước: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khơng chịu làm nơ lệ” (Hồ Chí Minh);
Là tư tưởng chính trị nhân nghĩa, thân dân: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Nguyễn Trãi).
"Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước (Trần Hưng Đạo).
Là lòng nhân ái, khoan dung, vị tha “đem đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chỉ nhân mà thay cường bạo”, “Thể lòng người bất sát, ta cũng mở lượng hiếu sinh” (Lê Lợi, Nguyễn Trãi).
Là tư tưởng đồn kết, hồ hợp “Tướng sĩ một lịng phụ tử” (Nguyễn Trãi). “Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” (Hồ Chí Minh),...
Đó là những giá trị và hạt nhân hợp lý trong các học thuyết tư tưởng chính trị ở phương Đơng và phương Tây được hình thành từ thời Cổ đại đến nay, những kinh nghiệm và thành tựu của các cuộc cách mạng điển hình trong lịch sử của các nhà nước, chính phủ, quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Những phương tiện chính trị, những chuẩn mực, những phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị.
Các hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, các thiết chế chính trị, các vấn đề kỹ thuật cơng nghệ chính trị (như cơng nghệ bầu cử, phương tiện truyền thơng đại chúng, những vấn đề có tính chất kỹ thuật – pháp lý, công nghệ thông tin,...) nhằm
đáp ứng những yêu cầu của hoạt động chính trị thực tiễn cũng là nhân tố tham gia vào cấu trúc của văn hố chính trị.