Vai trò của kinh tế nông hộ trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện báv ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 106)

1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của việc phát triển kinh tế hộ gia

1.3.2 Vai trò của kinh tế nông hộ trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong nông nghiệp nông thôn ở nước ta, kinh tế nông hộ có vai trị hết sức quan trọng thể hiện qua những nội dung sau:

1.3.2.1 Kinh tế nông hộ là cầu nối, là khâu trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa.

Lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa giản đơn trên quy mơ hộ gia đình, tiếp theo là giai đoạn chuyển biến từ kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế thị trường với các hình thức tổ chức cao hơn như kinh tế trang trại hay hợp tác xã.

Quy mô thị trường được mở rộng từ thị trường địa phương lên thị trường toàn quốc và vượt ra khỏi biên giới quốc gia và nó càng thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động của thị trường diễn ra thông qua

hoạt động của tiền tệ và mua bán bằng tiền tệ. Khi đạt đến trình độ nêu trên và

chỉ khi đó mới hình thành nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.

Kinh tế nơng hộ được coi là khâu trung gian có vai trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế thị trường. Bước chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa giản đơn trên quy mơ hộ gia đình là một giai đoạn lịch sử mà nếu chưa trải qua thì khơng thể phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, thốt khỏi tình trạng kém phát triển.

1.3.2.2 Kinh tế nơng hộ là đơn vị tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa chỉ có thể diễn ra từ việc tích tụ vốn cho sản xuất ở từng hộ gia đình. Nếu khơng có sự tích tụ đó thì những khoản tiền dư thừa sẽ biến thành của cải

để dành hoặc bị lãng phí vào những cơng việc khác khơng được sử dụng vào

mục đích sản xuất tăng sản phẩm cho xã hội. Trong giai đoạn trước đây, chế độ kinh tế tập thể, hợp tác không tích tụ vốn hiệu quả (một phần do cơ chế, phần khác do hiệu quả kinh tế chưa được xác lập rõ ràng) nên không huy động được vốn trong các hộ để đưa vào sản xuất kinh doanh. Chỉ từ khi đổi mới cơ chế

quản lý kinh tế nông nghiệp, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh- với tính chất là một đơn vị hạch tốn tự chủ, có khả năng thích

ứng cao với mơi trường để phát triển sản xuất kinh doanh, mặc nhiên kinh tế

nông hộ trở thành đơn vị tích tụ vốn. Cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, mức độ tích lũy vốn cao, kinh tế nơng hộ càng có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, mặc dù những năm qua tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước có xu hướng

giảm nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn phát triển ổn định với tốc độ khá cao.

1.3.2.3 Kinh tế nông hộ là đơn vị cơ sở thực hiện phân công lao

động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn.

Trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất của nông hộ chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của gia đình, chỉ có sản phẩm dư thừa mới trở thành hàng hóa nhưng phần nhiều mang tính chất ngẫu nhiên, lao động của nông hộ chưa thật sự trở thành lao động xã hội. Ngược lại, chuyển sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, sản xuất của nông hộ chủ yếu cho thị trường, cho nhu cầu xã hội.

Điều đó địi hỏi phải phát triển kinh tế toàn diện, cả trồng trọt và chăn nuôi, để

một mặt giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội; mặt khác,

phải đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa xuất

khẩu. Như vậy, sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường đã phá vỡ cơ cấu kinh tế tự cấp tự túc và hình thành cơ cấu kinh tế mới ngay trong từng nông hộ.

Với tư cách là đơn vị cơ sở tích tụ vốn, kinh tế hộ có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động. Kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện sự phân công lao động xã hội. Thực tiễn phát triển kinh tế nông hộ thời gian qua cho thấy: nhờ tích tụ vốn gia đình và nhờ huy động thêm các nguồn lực khác, nhiều hộ đã phát triển sản xuất kinh doanh rất đa dạng: kinh

doanh nông – lâm - ngư nghiệp, mở mang các ngành nghề, kinh doanh tổng hợp. Phát huy lợi thế so sánh đã xuất hiện những hộ chuyên sản xuất một loại hàng hóa cung cấp cho thị trường. Đó là biểu hiện cụ thể và sinh động của phân công lao động xã hội đã diễn ra từ đơn vị cơ sở (kinh tế nơng hộ) và đó cũng là điều mà chúng ta mong đợi.

1.3.2.4 Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Kinh tế nơng hộ sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường phải chú ý đến vấn đề lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó buộc hộ phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động để cạnh tranh thắng lợi.

Các chủ hộ một mặt phải sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm sản xuất lâu đời, mặt khác phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Ở đây động cơ lợi nhuận và lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hộ áp dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ vào sản xuất. Nó là một q trình tự giác gắn với lợi ích thiết thân của từng hộ, khác với việc áp dụng kỹ thuật công nghệ trong chế độ kinh tế của hợp tác xã trước đây. Thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở từng hộ, cùng

đồng thời xảy ra quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật làm cho nó thật sự thích ứng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, kinh tế hộ vừa là nơi lưu giữ

những kinh nghiệm truyền thống, vừa là nơi tiếp nhận, ứng dụng phát triển và

hoàn thiện thêm những công nghệ mới – là điều kiện vững chắc bảo đảm cho

việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng kinh tế nông hộ.

1.3.2.5 Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ bản đáp ứng cung- cầu của thị trường và đơn vị tiêu dùng xã hội.

Là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh hàng hóa, nơng hộ phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để lên phương án sản xuất kinh doanh: loại sản

phẩm gì, khối lượng, chất lượng như thế nào, tiêu thụ ở đâu, giá cả bao nhiêu?

Cần mua những vật tư gì cho sản xuất kinh doanh, hạch tốn lỗ lãi,… Vơ hình chung mỗi hộ thành một đơn vị cân đối cung cầu theo tiếng gọi của thị trường và là một đơn vị tiêu dùng của xã hội.

Nhờ ưu thế của một đơn vị sản xuất quy mô nhỏ, tự tích lũy vốn, ứng

dụng khoa học cơng nghệ và thực tiễn phân công lao động xã hội từ cơ sở nền kinh tế nông hộ cho phép nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị trường và thích

ứng được với mọi sự biến đổi mà cơ chế thị trường gây ra.

Kinh tế nông hộ dễ dàng tổ chức lại sản xuất, phân công lao động, bắt tay ngay vào sản xuất kinh doanh mặt hàng mà thị trường đang và sẽ có nhu cầu

một cách nhanh chóng trong khi các đơn vị sản xuất lớn khó chuyển biến kịp. Vì vậy, kinh tế nơng hộ có khả năng thích ứng cao với mọi nhu cầu của thị trường mà ít có hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nào ưu thế hơn.

Thực tế cho thấy, ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, kinh tế nơng hộ

đảm bảo hầu như tồn bộ lương thực, thực phẩm, rau quả tươi sống, một phần

nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,… Điều đó khẳng định vai

trị quan trọng của kinh tế nông hộ trong việc đáp ứng nhanh quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nông hộ lại tiêu thụ hàng công nghệ phẩm, dịch vụ của khu vực công nghiệp, thành thị. Như vậy, với tư cách là đơn vị tiêu dùng xã hội, hàng triệu nông hộ trải rộng trên địa bàn nông thôn rộng lớn, thực sự là thị trường tiêu thụ thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ, khu vực thành thị phát triển.

Từ những sự phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Phát triển KTHND trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi của sự phát triển xã hội nhưng sẽ là q trình khó khăn, phức tạp, và rất cần

đội ngũ lãnh đạo vĩ mô và vi mô đủ bản lĩnh và trí tuệ để ổn định chính trị và định hướng điều tiết về phát triển kinh tế đúng hướng.

1.3.3 Thực tế phát triển kinh tế nông hộ ở một số tỉnh trong nước, bài học kinh nghiệm

1.3.3.1 Thực tế phát triển kinh tế nông hộ ở một số tỉnh trong nước

Hiện nay nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân, lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng mơ hình kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa là rất cần thiết.

Kinh tế hộ nơng dân đã có đóng góp lớn cho kinh tế nơng nghiệp, sản xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90%. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ hộ gia

đình đang loay hoay trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc, thậm chí cịn nhiều hộ

sản xuất tự nhiên, nhất là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế hàng hóa phát triển cũng đồng thời dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Về lương thực, thực phẩm tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 28,9%, trong đó nơng thơn là 35,7% (thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ 22%, cao nhất là vùng Tây Bắc 68,7%). Hiện nay, cả nước vẫn còn trên 1 triệu hộ nghèo. Thực tế phát triển kinh tế hộ gia

đình trên cả nước được thể hiện qua các mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh

như sau:

Các mơ hình kinh tế hộ nơng dân phổ biến:

Mơ hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp

Chuyên chăn nuôi: Bị sữa; cá, tơm, cua; hươu, trăn, rắn mơ hình này

đang phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long , Đồng bằng sông Hồng , ven

biển miền Trung .

Chuyên trồng trọt: Chè, cà phê, cao su, và một số cấy cơng nghiệp khác,

mơ hình này chủ yếu ở Trung du miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là mơ hình các hộ kinh tế làm vệ tinh nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.

Mơ hình hộ nơng dân chun canh nơng nghiệp phù hợp và phổ biến ở

gần các đô thị, doanh nghiệp (cao su, chè, cà phê, bơng, mía đường hoặc xí nghiệp chế biến giấy). Mơ hình kinh tế hộ loại này thường có quy mơ lớn, khối lượng hàng hóa nhiều, cho thu nhập ổn định, đời sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro do giá cả biến động theo thị trường, ảnh hưởng nhiều

bởi thời tiết, khí hậu.

Mơ hình sản xuất lúa nước - ni cá nước ngọt - chăn nuôi gia cầm

Phát triển chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh vùng trũng trồng một vụ lúa khơng chắc ăn. Mơ hình này thực sự có hiệu quả. Doanh thu nhiều hộ hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng, thu nhập

đạt hàng chục triệu đồng. Đây là những nông hộ cung cấp lượng nông sản hàng

hóa lớn cho xuất khẩu, tuy nhiên những vấn đề như dịch bệnh, giá cả bấp bênh và thiếu thơng tin về thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của mơ hình.

Mơ hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp - thâm canh lúa, màu

Mơ hình này đã và đang phát triển có hiệu quả ở Đồng bằng sơng Hồng.

Loại mơ hình này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ, giữa hộ với các chủ thể thu gom, chế biến, xuất khẩu. Để mơ hình phát triển cần đảm bảo quy trình kỹ thuật chăn ni, phịng trừ dịch bệnh, chuồng trại hiện đại; có giống lợn và

giống lúa tốt. Bên cạnh đó các chủ hộ cũng cần xác định quy mô hợp lý, chủ động nguồn thức ăn và nắm chắc thông tin thị trường tiêu thụ.

Mơ hình sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy đặc sản)

Đây là mơ hình phát triển sản xuất giống cây trồng ở trung du miền núi (giống cà phê, cao su, chè, cây ăn quả các loại); giống vật nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng , ven biển (giống tôm, cua,

sạch, có chất lượng và sản lượng cao, có giá trị trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mơ hình này cho lãi cao nhưng chủ hộ phải có vốn lớn, nắm vững khoa học và công nghệ , việc nhân rộng khơng dễ.

Mơ hình ni bị sữa - chế biến - tiêu thụ tại chỗ

Mơ hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh Phúc, Lâm Đồng. Nếu chế biến và tiếp thị tốt, có trang thiết bị hiện đại, tổ chức quản lý tốt, đảm bảo vệ sinh an tồn thì mơ hình này sẽ đạt hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay mơ hình này đang gặp khó khăn do giá cả biến động theo chiều khơng có lợi cho nơng dân.

Mơ hình chun canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà

Mơ hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng),

vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa pa (Lao Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng, Tam Đảo

(Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang ). Để mơ hình này phát triển, các hộ cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hình thức, khả năng bảo quản và uy tín trên thị trường, cần chú ý đến thương hiệu.

Mơ hình nơng - lâm kết hợp

Loại mơ hình này được phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi. Cây trồng gồm: Cây rừng, đỗ đậu, cây ăn quả, cây dược liệu, cây cơng nghiệp,

cây đặc sản. Vật ni gồm trâu, bị, lợn, dê, gia cầm, chim, thú rừng... Hoạt động lâm nghiệp gồm: Bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế, chăm sóc, cải tạo rừng... Phương thức canh tác đặc trưng là canh tác trên đất dốc.

Hiện nay, một số nơi đã xuất hiện các nghề như dịch vụ du lịch sinh thái, sản xuất chuyên sâu những sản phẩm là đặc sản địa phương như heo rừng lai,

nhím, vùng ven biển ni hải, thủy sản. Mơ hình này cịn khó khăn về vốn, khả năng ứng dụng KH&CN, hạ tầng cơ sở.., và đơi khi cịn bị động về thị trường.

1.3.3.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển kinh tế nông hộ

Qua thực tế phát triển kinh tế nông nghiệp trên thế giới, trong nước và ở

địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về củng cố, ổn định và phát

triển kinh tế hộ gia đình nơng dân ở nước ta như sau:

Một là, xuất phát từ đặc điểm của sản xuất ngành nông nghiệp là mang

tính chu kỳ, thời vụ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó cơ bản nhất là yếu tố tự nhiên, nó địi hỏi tính chủ động và tự chủ cao khác với tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện báv ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)