34.1 Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện ? điện ?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Đáp án: C
34.2 Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì: phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:
A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng. C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Đáp án: D
34.3 Trên hình 33.2 vẽ một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường. Giải thích vì sao khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Đáp án: Khi cuộn dây dẫn đứng yên so với nam châm thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không đổi. Chỉ khi cuộn dây quay thì số đường sức đó mới luân phiên tăng giảm.
34.4 Hãy giải thích vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều. cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều.
Giải thích: Khi cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luôn phiên tăng giảm (biến thiên) nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
34.5 Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào? Hãy vẽ sơ đồ thiết kế một máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục. thiết kế một máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục.
Giải thích: Có 2 loại máy phát điện thường dùng là máy phát điện có cấu tạo khung dây quay trong từ trường của nam châm hoặc nam châm quay để cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải cho rôto quay liên tục (khung dây hoặc nam châm quay liên tục). Sơ đồ thiết kế là hình 34.1 hoặc 34.2 SGK trang 93.
34.6 Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc ?A. Luôn đứng yên. A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều. D. Luân phiên đổi chiều quay.
Đáp án: C
34.7 Bộ phận góp điện trong động cơ điện một chiều và trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ gì khác nhau? cuộn dây quay có nhiệm vụ gì khác nhau?
Đáp án: Trong động cơ điện một chiều thì cổ góp điện có nhiệm vụ cung cấp điện cho cuộn dây quay theo một chiều nhất định. Trong máy phát điện xoay chiều thì cổ góp có nhiệm vụ lấy điện từ cuộn dây ra để cung cấp điện cho phụ tải.
34.8 Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, nếu ta thay bộ góp điện gồm hai vành khuyên bằng bộ góp điện gồm hai nửa vành khuyên như trong động cơ điện một chiều thì dòng khuyên bằng bộ góp điện gồm hai nửa vành khuyên như trong động cơ điện một chiều thì dòng điện lấy ra có đặc điểm gì? Vì sao?
Đáp án: Nếu ta thay như vậy thì điện lấy ra là điện một chiều. Vì mỗi cổ góp chỉ lấy nữa chu kì của dòng điện cảm ứng xoay chiều.
34.9 Lắp một bóng đèn dây tóc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều. Khi máy quay, bóng đèn nhấp nháy (luân phiên sang tối, xen kẽ). Vì sao? bóng đèn nhấp nháy (luân phiên sang tối, xen kẽ). Vì sao?
Giải thích: Dòng điện tạo ra của máy phát điện là dòng điện cảm ứng xoay chiều, đèn có hiện tượng nhấp nháy là do trong cuộn dây máy phát điện có sự đổi chiều liên tục. Quay càng chậm thì càng thấy rõ mức độ nhấp nháy.
35.1 Trong thí nghiệm ở hình 35.1, có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện ? dòng điện chạy vào nam châm điện ?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên. B. Kim nam châm quay một góc 900. C. Khi nam châm quay ngược lại. D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Đáp án: C
35.2 Trong thí nghiệm ở hình 35.2, có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện ? điện chạy vào nam châm điện ?
A. Kim sắt vẫn bị hút như trước. B. Kim sắt quay một góc 900. C. Khi sắt quay ngược lại. D. Kim sắt bị đẩy ra.
Đáp án: A
35.3 Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ? châm điện ở hình 35.3 ?
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt. B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy. D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Đáp án: D
35.4 Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn ? Giải thích hiện tượng.
Đáp án: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ, thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50 Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
35.5 Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm để nhận biết xem dòng điện chạy qua một dây dẫn là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều. điện một chiều hay dòng điện xoay chiều.
Đáp án: Yêu cầu vẽ sơ đồ đơn giản, có thể dùng cách so sánh với tác dụng của dòng điện một chiều như ở bài tập 35.3, 25.4, TN ở hình 35.2 SGK.
35.6 Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?A. Không còn tác dụng từ. A. Không còn tác dụng từ.
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi. C. Tác dụng từ giảm đi.
D. Lực từ đổi chiều.
Đáp án: D
35.7 Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều ? kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều ?
A. Giá trị cực đại. B. Giá trị cực tiểu. C. Giá trị trung bình. D. Giá trị hiệu dụng.
Đáp án: D
35.8 Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao? từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao?
Giải thích: Kim nam châm quay ngược lại 1800do theo quy tắc nắm tay phải thì đầu dây gần kim na châm là từ cực bắc nên gặp từ cực Bắc của kim nam châm thì đẩy. Còn kim sắt non thì bị hút bình thường do bị nhiễm từ.
35.9 Dựa vào tác dụng từ của dòng điện xoay chiều, hãy vẽ sơ đồ thiết kế một chuông điện chạy bằng dòng điện xoay chiều. bằng dòng điện xoay chiều.
Đáp án: Sơ đồ này mỗi người có cách vẽ khác nhau. Các bạn tự vẽ nhé!