Giải pháp đổi mới:

Một phần của tài liệu ôn thi nhanh công chức giáo dục (Trang 37)

- Về phát triển giáo dục vùng dân tộc và vùng khó khăn:

3.Giải pháp đổi mới:

a. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. b. Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo

c. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý d. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

đ. Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính e. Đổi mới cơ chế quản lý

g. Về hội nhập quốc tế

Câu 5. Yêu cầu chất lượng SV thời đại mới. Liên hệ đào tạo sinh viên của Việt Nam.

- Theo quan niệm của UNESCO yêu cầu đối với sản phẩm đại học trong thời đại hiện nay là: + Có năng lực trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng.

+ Có khả năng hành động (các kỹ năng sống) để có thể lập nghiệp

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học thường xuyên, suốt đời + Có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, văn hóa toàn cầu,...) để có khả năng hội nhập

- Hội nghị Paris về giáo dục đại học tháng 9/1998 đưa ra kết luận về những yêu cầu đối với sinh viên

tốt nghiệp trong xã hội mới của thế kỷ 21: “Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được:

+ Những tri thức tiên tiến - dù là kiến thức đại cương hay chuyên nghiệp; + Khả năng áp dụng những tri thức đó vào các tình huống cụ thể;

+ Hàng loạt kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp cho phép họ ứng xử trong một bối cảnh ngày càng toàn cầu hóa, bao gồm 1) thiết lập các mối quan hệ; 2) thuyết phục; 3) tự quản; 4) chỉ đạo và điều phối; 5) nhạy bén trong kinh doanh; 6) ngoại ngữ

+ Sinh viên tốt nghiệp phải chứng tỏ sự quan tâm và cam kết của mình trong lĩnh vực đã lựa chọn + Có tính mềm dẻo và kiên nhẫn để đáp ứng được các thách thức phát sinh”

Câu 6. Hệ thống đảm bảo chất lượng: các yếu tố, ứng dụng các yếu tố đảm bảo chất lượng vào VN?

1. Quan niệm về chất lượng giáo dục học đại học

1.1. Tính tương đối của khái niệm về chất lượng

Chất lượng là một khía cạnh nhiều mặt, bao trùm 3 khía cạnh: 1)mục tiêu; 2) quá trình triển khai để thực hiện mục tiêu; 3) thành quả đạt được

Vì vậy, nếu không có một định nghĩa rõ về chất lượng thì có thể xuất hiện nhiều cách đánh giá khác nhau.

1.2. Vậy chất lượng là gì?

Một định nghĩa về chất lượng được hầu hết các nhà phân tích và hoạch định chính sách giáo dục đại học chấp nhận là: sự trùng khớp với mục đích (fitness for purpose), nghĩa là, một khóa đào tạo của một

trường đại học là có chất lượng phù hợp nếu nó tuân thủ các tiêu chuẩn xác định hoặc đạt được một mức độ nào đó của mục đích thiết kế.

Một phần của tài liệu ôn thi nhanh công chức giáo dục (Trang 37)