.4 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2006 phân theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

Vùng Số doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉ lệ

Đồng bằng sông Hồng 37.182 27,44%

Đông Bắc Bộ 9.147 6,75%

Tây Bắc Bộ 1.545 1,14%

Bắc Bắc Bộ 7.941 5,86%

Duyên hải Nam Trung Bộ 9.242 6,82%

Tây Nguyên 4.255 3,14%

Đông Nam Bộ 47.360 34,95%

Đồng bằng sông Cửu Long 18.836 13,90%

Không những các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các ngành, các khu vực kinh tế mà cịn giữa các vùng cũng có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể Đông Nam Bộ là vùng có số doanh nghiệp tập trung nhiều nhất, chiếm 34,95%, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 27,44%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13,9%; và vùng có ít doanh nghiệp nhất là Tây bắc bộ, chỉ chiếm 1,14%. Như vậy, có một khoảng cách rất lớn về số lượng doanh nghiệp giữa các vùng và sự phân bố quá bất hợp lý.

Như vậy, một đặc điểm chung hiện nay là hầu hết các DNNVV thường tập trung ở những đô thị lớn, ven đơ và những nơi có hạ tầng kinh tế phát triển. Ở những vùng nông thôn hoặc những vùng sâu, vùng xa, mặc dù có chi phí th đất đai và lao động rẻ hơn (trừ những làng nghề truyền thống) nhưng các DN không muốn đầu tư. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị gây ra những vấn đề bức xúc về mặt xã hội.

Tất cả những điều trên cho thấy rằng Nhà nước và các cơ quan quản lý chưa có những biện pháp và những chính sách định hướng đầu tư hợp lý và đúng mức, nên chưa khuyến khích và điều tiết được sự đầu tư của DN. Thực trạng trên dẫn đến số DNNVV được thành lập từ năm 2000 trở lại đây được phân bố ở cả 64 tỉnh, thành phố nhưng chưa có định hướng rõ ràng, phát triển dàn trải, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, mang nặng tính tự phát và theo phong trào... nên dẫn đến hiện tượng thiếu ổn định, không bền vững, năng lực cạnh tranh kém. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê thì đến năm 2006 số DN thực hoạt động chỉ chiếm khoảng 60% so với số đăng ký; trong đó, sáp nhập, chuyển đổi, giải thế chiếm 25%; không xác minh được chiếm gần 10%; số đăng ký nhưng sau 2 năm không triển khai hoạt động chiếm 5%.

2.1.2.2 Những hạn chế liên quan đến khả năng cạnh tranh của DNNVV * Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính * Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính

Trong kinh doanh, vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào và là công cụ để biến các ý tưởng, dự án sản xuất kinh doanh thành hiện thực. Trong bối cảnh hội nhập, vốn là nhân tố quyết định tới việc tăng năng lực cạnh tranh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, một thực trạng đáng quan tâm là đa phần các DN Việt Nam hiện nay có quy mơ sản xuất kinh doanh nhỏ và ln trong tình trạng thiếu vốn, "khát vốn" cho mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới.

Hình 2.4: Cơ cấu doanh nghiệp năm 2006 phân theo quy mô vốn 13% 13% 42% 45% Dưới 1 tỷ VND Từ 1-10 tỷ VND Trên 10 tỷ VND Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

Qua hình trên cho thấy, số vốn của các DN còn rất thấp: trong số 140.501 DN thực tế hoạt động tại thời điểm 13/12/2006 thì có đến 87% DN có mức vốn dưới 10 tỷ đồng, trong đó khoảng một nửa là dưới 1 tỷ đồng. Điều này càng thấy rõ doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)