Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 76 - 77)

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong quá trình hoạt động có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai địch hoạ… Để hạn chế rủi ro này Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng như: Liên kết đầu tư, tránh dồn vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và bảo hiểm.

- Cho vay đồng tài trợ

Hình thức cho vay này được sử dụng trong trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng quá lớn mà một mình Chi nhánh không thể đảm đương, hoặc do ngân hàng chủ động phân tán rủi ro tín dụng, theo đó mọi vấn đề về mức vốn góp, lợi nhuận, trách nhiệm, quyền hạn và tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ tùy thuộc vào cam kết và tỷ lệ đóng góp vốn của các bên.

Như vậy gánh nặng cho vay của Ngân hàng sẽ giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ được tất cả các bên tham gia đồng tài trợ chịu trách nhiệm. Đây cũng là cơ hội để các Ngân hàng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý vốn vay.

- Tránh dồn vốn

Đặc điểm của Ngân hàng Việt nam hiện nay là địa bàn kinh doanh nhỏ hẹp, nhất là ở Hà Nội, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt. Thường thì các Ngân hàng thường chú trọng đến lĩnh vực, dự án khả năng sinh lời cao. Dẫn đến tình trạng cho vay tập trung vốn vào một số tổ chức kinh tế và cá nhân dẫn đến rủi ro cao. Vì vậy để khắc phục tình trạng này chi nhánh nên tham gia đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, không nên đầu tư số tiền quá lớn vào một khách hàng mà phải san ra nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh.

Đây là hướng đi cần thiết cho các NHTM hiện nay, thể hiện đúng bản chất của Ngân hàng là kinh doanh đa năng. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt nam lại chưa chú trọng đúng mức tới hoạt động trung gian mà chỉ chú trọng tới hoạt động tín dụng nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động có nhiều rủi ro. Bởi vậy NHCT nói chung và chi nhánh nói riêng nên đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ như thực hiện tín dụng thuê mua, thực hiện liên doanh, liên kết, bảo lãnh hay đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng. Có như vậy chi nhánh mới có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của một số Ngân hàng tại địa bàn trong quá trình hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w