Trong phương thức nhờ thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNo PTNT chi nhánh TPHCM (Trang 46 - 48)

2.1.1 .1Quá trình hình thành và phát triển

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤTNHẬP

2.2.3.3 Trong phương thức nhờ thu

- Có trường hợp thanh tốn viên cả nể, tin tưởng khách hàng nên đã làm trái yêu cầu của lệnh nhờ thu, trao bộ chứng từ hàng hoá cho khách hàng trước khi khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Và rủi ro sẽ xảy ra khi nhà

nhập khẩu mất khả năng thanh toán bộ chứng từ hoặc có hành vi gian lận khơng chịu thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.

Ví dụ 4: Công ty CP Hạ Long là khách hàng thường xuyên thanh toán

hàng nhập bằng phương thức D/P qua ngân hàng. Do sự thân quen, thanh toán viên đã cho nhân viên giao dịch của công ty nhận trước một bộ chứng từ D/P trị giá 20 ngàn USD sau khi nhân viên này cam đoan bằng lời nói rằng tiền thanh toán sẽ được chuyển trong ngày. Nhưng sau đó, nhân viên này đã trốn mất và ngân hàng đứng trước rủi ro phải thanh toán tiền cho ngân hàng nước ngoài. Phải mất một tháng làm việc với đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mới thanh tốn được cho ngân hàng nước ngồi và phải chịu lãi phạt chậm trả (USD174).

- Ngân hàng cũng sẽ chịu rủi ro tín dụng trong trường hợp cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khi ngân hàng bất cẩn trong việc đánh giá năng lực tài chính của nhà nhập khẩu.

- Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất tức là cho nhà xuất khẩu vay trước khi ngân hàng nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu. Vì sau đó, nếu nhà nhập khẩu từ chối nhận bộ chứng từ thì ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng trong việc nhà xuất khẩu hồn trả tiền vay.

Ví dụ 5: Cơng ty xuất khẩu thủy sản xuất trình bộ chứng từ nhờ thu cao su

xuất khẩu cho ngân hàng trị giá 35 ngàn USD và yêu cầu được chiết khấu. Ngân hàng cho công ty này chiết khấu 50% trị giá bộ chứng từ. Sau đó, do giá thủy sản xuống nhà nhập khẩu từ chối nhận bộ chứng từ. Khoản tiền mà nhà xuất khẩu vay trở thành nợ quá hạn và phải mất một thời gian dài ngân hàng mới thu lại được.

- Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập, thanh tốn viên phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng và loại chứng từ gởi kèm phù hợp với lệnh nhờ thu, nhưng khi phát hiện có sự khơng đủ và khơng phù hợp thì thanh tốn viên lại qn thơng báo với ngân hàng nhờ thu. Trong trường hợp này, ngân hàng nhận nhờ thu sẽ phải chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNo PTNT chi nhánh TPHCM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)