Bài học kinh nhiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Các tiêu chí phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mà các nước đang áp dụng khá rõ ràng, vấn đề còn lại là các NHTM tại Việt Nam phải theo thông lệ quốc tế và ứng dụng việc trích lập vào thực tiễn. Điều này địi hỏi các NHTM phải vận dụng đúng tinh thần QĐ 493, đồng thời cũng phải học hỏi cách thức và tiêu chí trong đánh giá chất lượng nợ và có những ứng xử khác nhau về xử lý nợ. Trong vận dụng cần sáng tạo hơn, minh bạch hơn khi đánh giá vấn đề nợ suy thối hoặc nợ có dấu hiệu nghi ngờ; lựa chọn thời điểm thích hợp để trích lập ngay cả khi nợ chưa suy thối cũng là một cách làm cần học hỏi .

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước trên đây nằm ở những khu vực có thị trường tài chính vững mạnh, khơng nên áp dụng cứng nhắc vào tình hình Việt Nam vì có thể làm sai biệt cấu trúc nợ, tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo các qui định mà Basel II đưa ra do không phù hợp với các nước đang phát triển.

Cần minh bạch trong cách chuyển nhóm nợ với vấn đề lảng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Các NHTM nên xây dựng chương trình quản lý riêng về trích lập dự phịng, lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng công nghệ quản lý tiên tiến được áp dụng ở các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Tại Việt Nam, với sự ra đời của QĐ 493 (sửa đổi bổ sung bởi QĐ 18) cho thấy quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chuẩn hố các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp với thơng lệ quốc tế. Có thể nói các quyết định này chưa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất được áp dụng ở các ngân hàng tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, các quyết định này đã được xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, được lựa chọn kỹ lưỡng và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Kết luận Chương 1:

Chương 1 đã phân tích và làm rõ khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, nêu bật tính chất rủi ro tín dụng, các nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra tổn thất. Đồng thời tác giả cũng trình bày các phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý RRTD theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN.

Chương 1 cũng nêu rõ sự cần thiết phải xử lý RRTD theo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm ở một số nước và bài học áp dụng cho Việt Nam trong tình hình hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ

TRÍCH LẬP DỰ PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)