Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành hàng, nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương 2 tp HCM (Trang 86 - 87)

3.2 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạ

3.2.2.3 Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành hàng, nhóm

khách hàng

Để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng thì phương

cách mở rộng sử dụng vốn nhằm phân tán rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro tỏ ra hữu hiệu. Việc phân tán rủi ro là vận dụng nguyên tắc “không

đặt quá nhiều trứng vào một rổ”, ngân hàng cần cấp tín dụng cho nhiều

khách hàng khác nhau, đa dạng ngành hàng.

Ngân hàng không nên tập trung đầu tư khoản tín dụng lớn cho một hoặc một số khách hàng lớn, nhóm khách hàng mà cần quan tâm tới những khách hàng nhỏ nhưng chắc chắn. Đối với khách hàng nhỏ thì tỷ lệ xảy ra rủi ro là rất thấp, hơn nữa khi có rủi ro xảy ra thì việc thu hồi nợ cũng tương đối đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Nếu cho vay theo nhóm khách hàng hoặc một vài ngành hàng đặc trưng thì khi có rủi ro xảy ra thì sẽ ảnh

hưởng liên đới đến các khách hàng liên quan. Vì thế mà quy định của

NHCT Việt Nam là giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng là 15% vốn tự có. Mục đích của quy định này là không cho phép các chi nhánh tập trung vốn vào một số ít khách hàng để khi khơng may rủi ro xảy ra thì ít

ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh, của NHCT Việt Nam.

Không tập trung vào đầu tư một ngành kinh tế hẹp mà phân tán ra nhiều ngành khách nhau. Việc cho vay đa ngành nghề một mặt phân tán

được rủi ro, mặt khác sẽ đảm bảo sự phát triển đồng đều trong các ngành đồng thời tránh rủi ro do khủng hoảng chu kỳ một ngành nào đó, để từ đó

ngân hàng có thể tăng hoặc giảm hạn mức cho vay đối với mỗi ngành, như vậy sẽ giảm được RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương 2 tp HCM (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)