3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh
3.2.1.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lượng quản trị điều hành
Để đánh giá chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp chúng ta có thể dựa vào chỉ tiêu định tính như sau: trình độ chun mơn của người quản lý, kinh nghiệm quản lý điều hành, những thành tựu đã đạt được của người quản lý, mơi trường kiểm sốt nội bộ, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ chun mơn của người quản lý : để quản trị doanh nghiệp được tốt thì
đội ngũ quản lý cao cấp trong doanh nghiệp phải là những người có trình độ chun mơn nhất định. Họ phải thông hiểu về sản xuất và tiếp thị, biết kiểm sốt tài chính, biết bố trí lợi nhuận một cách hợp lý cho nhu cầu cạnh tranh và tăng trưởng của doanh nghiệp,…
Kinh nghiệm thực tế của nhà quản trị : bên cạnh trình độ chun mơn thì kinh
nghiệm thực tế của nhà quản trị cũng đóng vai trị rất quan trọng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động như quản trị chuỗi cung ứng, quản trị marketing, đàm phán thương mại với các đối tác,… rất cần đến kinh nghiệm của nhà quản trị.
Thành tựu đạt được của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp: thành tích của đội
ngũ quản lý trong việc giúp doanh nghiệp vượt qua những hồn cảnh khó khăn trong q khứ và hiện tại là bằng chứng chứng minh cho chất lượng quản trị của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm thì những doanh nghiệp thành đạt là những doanh nghiệp có các thành tích sau đây trong q trình hoạt động:
Có thành tích tốt trong q trình vay mượn xét về mặt số tiền vay và chất lượng các tài sản làm đảm bảo nợ vay do người cho vay yêu cầu.
Được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, nhất là từ các nhà cung cấp và ngân hàng.
Am hiểu các khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh, biết rõ thị trường, quy trình sản xuất, chi phí sản xuất và mức lợi nhuận và nắm chắc số tiền tạo ra được từ hoạt động kinh doanh của họ. Những doanh nghiệp thành đạt cũng rất cẩn trọng trong việc thụ đắc tài sản và luôn quan tâm đến việc các tài sản mới tạo ra thêm bao nhiêu thu nhập cho doanh nghiệp.
Rất nhạy bén trong việc xác định các cơ hội và rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh.
Phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn quản lý. Việc mở rộng doanh nghiệp không bao giờ xảy ra một cách đột ngột mà được thực hiện theo từng giai đoạn.
Mơi trường kiểm sốt nội bộ : mơi trường kiểm sốt nội bộ tốt là nhân tố quan
trọng đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Hệ thống kiểm sốt nội bộ là một cơng cụ hữu hiệu để nhà quản trị phát hiện ra các vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và xử lý ngay các vấn đề này. Một doanh nghiệp có hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt cũng sẽ có một nề nếp tổ chức tốt và điều này có thể tạo nên những tiến bộ vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ.
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt
sẽ thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, nắm bắt cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh nhờ phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai. Một chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mặt mạnh và yếu của công ty, tranh thủ các cơ hội bên ngoài và làm giảm thiểu các vấn đề nội tại bên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy thơng qua đánh giá chiến lược, kế hoạch kinh doanh chúng ta có thể đánh giá chất lượng quản trị điều hành của doanh nghiệp.
Ngồi các chỉ tiêu định tính ở trên, các NHTM cần xây dựng thêm các chỉ tiêu
định lượng trong đánh giá khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp. Chẳng
hạn các NHTM có thể chọn như 5 chỉ tiêu định lượng như sau trong đánh giá chất lượng quản trị điều hành của doanh nghiệp: tốc độ tăng của năng suất lao động, tốc
độ tăng tiền lương bình quân, hiệu suất sử dụng lao động, giá vốn hàng bán/doanh thu thuần, chi phí bán hàng/doanh thu thuần. Năm chỉ tiêu này cho thấy khả năng quản trị của doanh nghiệp trong cải tiến bộ máy quản lý và tổ chức mạng lưới kinh doanh hiệu quả đến mức nào, mức độ hợp lý trong kết cấu lao động của doanh nghiệp, khả năng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ.