Nguồn lấy tế bào gốc

Một phần của tài liệu bài giảng thi công chức môn sinh học (Trang 28 - 31)

III. Các phương pháp dạy học chủ yếu

3. Nguồn lấy tế bào gốc

3.1. Nguồn lấy tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi được lấy từ khối tế bào bên trong (inner cell mass) của phôi túi (blastocyst) phát triển từ:

- Các phôi tạo nên bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

- Các phôi nhân bản (cloned embryo) tạo nên bằng tách blastosomer trong giai đoạn phôi 2- 4 tế bào, hoặc bằng phân chia blastocyst.

- Các phôi nhân bản vô tính tạo nên bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào thân.

Nguồn lấy tế bào mầm phôi và tế bào gốc thai là thai động vật hoặc thai thai nhi nạo bỏ. Với thai người nạo bỏ, thường chỉ lấy ở thai nhi dưới 6 tuần tuổi (thai sớm, mức độ biệt hóa chưa cao). Tổ chức mầm sinh dục thai là nơi lấy tế bào mầm phôi, các tổ chức khác của thai (não, gan) là nơi lấy tế bào gốc thai.

3.3. Nguồn lấy tế bào gốc trưởng thành:

Thường lấy từ các tổ chức trưởng thành như: máu cuống rốn, trung mô cuống rốn, tủy xương, máu ngoại vi, nang lông, tổ chức não…

Hình 5.2. Các nguồn lấy tế bào gốc 4. Ưu và nhược điểm của các loại tế bào gốc 4.1.Tế bào gốc phôi

Do có tính vạn năng và dễ tăng sinh khi nuôi cấy labo, tế bào gốc phôi có lẽ thuận lợi hơn cho liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc.

Một trở ngại khác có thể có của việc sử dụng các dòng tế bào gốc phôi trong tế bào gốc trị liệu là khi truyền tế bào gốc từ một cơ thể này vào một cơ thể khác chúng có thể bị loại bỏ bởi cơ chế miễn dịch vì hệ miễn dịch của cơ thể nhận coi các protein có trên bề mặt tế bào gốc truyền vào như một kháng nguyên lạ.

Lợi ích của việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành lấy từ bệnh nhân là ở chỗ: đó là các tế bào của bản thân bệnh nhân có thể được nhân lên trong nuôi cấy, xử lý để biệt hóa thành các tế bào mong muốn, và rồi đưa trở lại vào bệnh nhân.

Tế bào gốc phôi Tế bào gốc trưởng thành

Có ở phôi túi (blastocyst) với số lượng lớn

Có ở các mô trưởng thành, số lượng ít.

Dễ nuôi cấy nhân tạo. Khó nuôi cấy nhân tạo hơn Có tính vạn năng cao hơn, dễ tăng

sinh trên nuôi cấy in vi tro, cho phép tạo ra lượng lớn.

Về cơ bản có tính đa năng, có thể có tính vạn năng.

Gần như bất tử Không bất tử, số lần phân chia bị

giới hạn Nguy cơ tạo các khối u teratoma cao

Vì thế mà tế bào gốc phôi chưa được sử dụng trên lâm sàng. Để tránh tạo khối u, cần định hướng biệt hóa tế bào gốc phôi trước trên nuôi cấy nhân tạo.

Ít nguy cơ tạo các khối u teratoma

Do lấy từ một cơ thể khác nên tế bào gốc phôi “lạ” với cơ thể nhận vì thế có nguy cơ gây nên phản ứng thải ghép.

- Không bất đồng miễn dịch, không gây thải ghép nếu là ghép tự thân.

- Nếu ghép cho một người khác thì vẫn bất đồng gây phản ứng thải ghép.

Không dùng được cho ghép tự thân, trừ trường hợp tế bào gốc tạo ra bằng kỹ thuật nhân bản tạo phôi vô tính.

Các tế bào gốc của bản thân là nguồn tế bào tốt nhất cho ghép.

Bảng 5.1. So sánh tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc phôi 5. Khả năng ứng dụng

Nuôi tế bào gốc được thực hiện dể dàng hơn nuôi cấy mô tế bào động vật. - Đáp ứng chính xác đặc hiệu miễn dịch của từng các thể.

- Dể dàng tạo kháng thể đơn dòng. - Dể dàng nhân bản vô tính.

- Kĩ thuật thay thế và ghép mô hay cơ qua ở người sẽ thực hiện dể dàng hơn.

Có thể nói, sự kết hợp kĩ thuật tế bào gốc với các lĩnh vực khác sẽ tạo nhiều bước đột phá trong công nghệ sinh học động vật.

Một phần của tài liệu bài giảng thi công chức môn sinh học (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w