THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA VINAFIME

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm bình phước đến năm 2010 (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG I :TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT-KINH DOANH ĐIỀU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA VINAFIME

Sứ mệnh của Xí nghiệp là xây dựng và phát triển thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu đặc biệt là chế biến hạt điều. Phương châm hoạt động của Xí nghiệp là : “Uy tín, Chất lượng, Hợp tác và Phát triển Bền vững”.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp (xem phụ lục 2.8) giám đốc là người tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp và chịu trách nhiệm báo cáo về kết quả kinh doanh hàng năm lên Tổng cơng ty. Giám đốc của Xí nghiệp do Hội đồng quản trị Tổng công ty Vegetexco bổ nhiệm. Đại diện lãnh đạo và phó giám đốc có trách nhiệm thay mặt giám đốc giám sát các phòng ban, tiếp xúc với các đại diện khách hàng, quản lý hệ thống sản xuất vận hành theo các tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và HACCP.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA VINAFIMEX BINH PHUOC VINAFIMEX BINH PHUOC

2.2.1 Phân tích kim ngạch và thị trƣờng xuất khẩu của Xí nghiệp

Sản phẩm nhân điều của Xí nghiệp đã xuất khẩu đến các quốc gia gồm: Mỹ, các nước Châu Âu (EU), Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Khu vực Trung Đơng…. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc ln là những thị trường lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Xí nghiệp. Cụ thế theo số liệu bảng 2.1,

Bảng 2.1: Kim ngạch và thị trƣờng xuất khẩu của Vinafimex Binh Phuoc từ 2006 - 2009 ĐVT: Giá trị (1.000 USD), Tỷ trọng (%) Thị trƣờng 2006 2007 2008 2009 GT TT GT TT GT TT GT TT Mỹ 1.502,5 35,23% 1.663,3 34,94% 2.467,0 33,48% 2.200,4 31,37% Trung Quốc 934,4 21,91% 1.115,8 23,44% 1.834,7 24,90% 1.885,4 26,88% EU 874,3 20,50% 928,7 19,5% 1.654,2 22,45% 1.354,4 19,31% Úc 669,6 15,70% 680,3 14,29% 941,7 12,8% 1.031,1 14,7% Thị trường khác 284,0 6,66% 372,3 7,8% 470,8 6,4% 542,9 7,7% Tổng cộng 4.264,88 100% 4.760,33 100% 7.368,47 100% 7.014,21 100%

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Mỹ là thị trường tiêu thụ chủ lực của Xí nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này là những mặt hàng cao cấp như WW240, WW320…. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 33% (khoảng hơn 1,9 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp. Năm 2009 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính làm giảm chi tiêu, tiêu dùng nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 33,48% (giảm 2,11% so với năm 2008) cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhân điều ở Mỹ vẫn rất cao.

Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ ổn định và chiếm tỷ trọng cao, là do Xí nghiệp ln chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện giao hàng đúng tiến độ và do uy tín của Xí nghiệp đã tạo dựng từ những năm trước. Như thời điểm năm 2004 khi giá nhân điều thế giới tăng cao, hàng loạt DNCBĐ khác hủy hợp đồng đã ký để bán cho đối tác khác với giá cao hơn hay như thời điểm khó khăn của ngành điều năm 2005, các DNCBĐ phải bội tín với khách hàng, khơng giao hàng vì giá nhân điều xuống thấp… thì riêng với Xí nghiệp - một doanh nghiệp nhà nước ln thực hiện đúng hợp đồng đã ký.

Xí nghiệp ln chú trọng phát triển khách hàng ở Mỹ, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trong tổng KNXK của đơn vị vì giá xuất khẩu vào thị trường này cao và thông qua các khách hàng này là cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Xí nghiệp đến các thị trường khác. Dự kiến trong những năm sắp đến, kim ngạch vào thị trường này cịn tăng cao hơn vì Xí nghiệp đã ký được những hợp đồng bán xa, có giá trị lớn với những sản phẩm nhân điều cao cấp và Xí nghiệp đã có được một số khách hàng thân thiết cũng như tạo được uy tín trong bạn hàng các doanh nhân ở Mỹ.

Thị trường lớn thứ hai thứ hai mà Xí nghiệp đang xuất khẩu với những mặt hàng quá cao cấp như hàng vàng, hàng nhỏ và hạt bể… là Trung Quốc. Thị trường này có kim ngạch

đang tăng trưởng mạnh, xem như là thị trường mới nổi của Xí nghiệp trong vài năm trở lại đây. Mỗi năm Xí nghiệp thu về khoảng 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọng bình quân 24,2%. Đây là một trong những thị trường gần với Việt Nam, có nhu cầu rất lớn về mặt hàng điều nhân trung bình để sản xuất bánh kẹo và những sản phẩm chế biến sâu về hạt điều. Thị trường rất lớn này Xí nghiệp cần phát triển trong những năm sắp đến.

Thị trường EU đứng thứ ba trong cơ cấu xuất khẩu của Xí nghiệp. Các nước tiêu thụ nhân điều mạnh có thể kể đến là Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ…..Đây được xem là thị trường có sự ổn định và khả năng phát triển rất cao. Dung lượng thị trường lớn, nhu cầu đa dạng làm cho Xí nghiệp xuất khẩu được nhiều loại mặt hàng từ hàng cao cấp đến hàng trung bình. Kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm là 1,2 triệu USD chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 22,44%. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 -2009 những thị trường khác có dấu hiệu suy giảm và chững lại, thì với thị trường này vẫn có sự suy giảm nhưng không đáng kể. Những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU cũng rất khó khăn khơng kém so với thị trường Mỹ, nhưng Xí nghiệp đã đáp ứng được. Trong những năm sắp tới, Xí nghiệp vẫn tập trung xuất khẩu sang thị trường EU.

Một thị trường kế tiếp có kim ngạch đáng kể là thị trường Úc. Đây là một trong những thị trường có quan hệ làm ăn lâu năm với Xí nghiệp. Kim ngạch trung bình hàng năm xuất vào thị trường này khoảng 0,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14%. Đây là một trong những thị trường tiềm năng của Xí nghiệp.

Ngồi những thị trường trọng điểm có những khách hàng quen thuộc như Mỹ, Trung Quốc, EU và Úc, Xí nghiệp ln có những nỗ lực nhất định trong việc tìm kiếm thị trường mới ở Trung Đông và Châu Phi. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp.

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ 2006 - 2009

Để đánh giá khách quan kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2006- 2009, chúng tơi xin điểm lại tình hình hoạt động của ngành điều năm 2005. Đây là thời gian thực sự khó khăn đối với ngành điều Việt Nam nói chung và Vinafimex Binh Phuoc nói riêng. Tồn ngành điều Việt Nam năm 2005 bị thua lỗ hơn 1.000 tỷ. Hàng tồn kho của năm 2005 chuyển sang năm 2006 tiếp tục hạch toán lỗ gần 2.000 tỷ cho toàn ngành điều Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm giá của mặt hàng điều nhân xuất khẩu nằm ngồi tầm kiểm sốt và dự báo của Hiệp hội điều Việt nam (Vinacas) và các DNCBĐ.

Trở lại tình hình của XN, ta thấy kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của XN rất khả quan, trung bình mỗi năm đạt 5 triệu USD như bảng 2.2. Xí nghiệp là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong các DNCBĐ của Việt Nam.

Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 - 2009

STT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

1 Sản lượng xuất khẩu (ngàn tấn) 1,043 1,070 1,278 1,434 2 Giá xuất khẩu (ngàn USD/ tấn) 4,091 4,450 5,714 4,890 3 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 4,26 4,76 7,30 7,01 4 Doanh thu (triệu VND) 76.173,59 92.443,00 136.000,00 90.702,00 5 Lợi nhuận sau thuế (triệu VND) (10.542,00) 2.540,00 11.000,00 7.500,00

6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 21,36% 47,12% -33,31%

7 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%) 124,09% 333,07% -31,82%

8 Lợi nhuận / doanh thu (%) -14% 3% 8% 8%

Nguồn: Báo cáo tài chính – Vinafimex Binh Phuoc

Năm 2006, do hậu quả của hàng tồn kho giá cao năm 2005 để lại nhiều, nên trong năm này nhờ chất lượng sản phẩm có uy tín từ trước việc bán sản phẩm ra đã giảm lỗ một phần đáng kể của năm 2005, nhưng kết quả kinh doanh năm 2006 tiếp tục lỗ 10,542 tỷ đồng. Dù thua lỗ nhưng đó vẫn là một kết quả khả quan đối với Xí nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Đến năm 2007 doanh thu đạt 92 tỷ đồng tăng 21,36% so với năm 2006 và lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc đạt 124,09%, Xí nghiệp bắt đầu có lợi nhuận với 2,5 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh số tăng một cách đột biến với mức tăng 47,12% so với năm 2007, lợi nhuận thu được 11 tỷ đồng tăng 333,07% so với năm 2007. Với kết quả đó đã phản ánh cơng tác điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp rất tốt, đã tận dụng được thời cơ thị trường có tín hiệu tốt, gia tăng sản xuất, chuẩn bị đủ lượng hàng cho xuất khẩu mang lại kết quả kinh doanh cao cho XN nhưng đồng thời cũng phản ánh thị trường kinh doanh điều nhân còn chứa đựng nhiều rủi ro. Năm 2008 cũng đánh dấu một cột mốc lớn với Xí nghiệp, lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 10 năm qua.

Bước sang năm 2009 chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thối kinh tế tồn cầu làm giảm nghiêm trọng sức tiêu thụ ở các thị trường nhưng nhờ sự cố gắng nỗ lực của Xí nghiệp, sự quan tâm của nhà nước trong việc hỗ trợ nguồn vốn kích cầu, xúc tiến thương mại, tạo đầu ra cho sản phẩm nên doanh thu của XN cũng đạt được 90,7 tỷ đồng giảm 33,31% so với năm 2008 và lợi nhuận đạt 7,5 tỷ đồng giảm 31,82% so với năm 2008.

Qua phân tích kết quả kinh doanh 2006-2009, ta thấy Xí nghiệp đã khơng ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh thu mua ngun liệu … để đưa Xí nghiệp vượt qua tình trạng thua lỗ sâu năm 2005 và tiến đến có lợi nhuận đáng kể trong 2 năm 2008, 2009.

2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA VINAFIMEX BINH PHUOC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm bình phước đến năm 2010 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)