Phân tích SWOT đối với phát triển khai thác hải sản tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh cà mau, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Lợi thế lớn nhất của Cà Mau là 3 mặt giáp biển với thềm lục địa trải dài theo bờ biển tạo ra một tiềm năng lớn về phát triển đánh bắt thủy sản. Hệ thống sông rạch chằng chịt với nhiều cửa biển tạo ra hệ sinh thái ven biển đa dạng và phong phú. Đồng thời phù sa bồi đắp thường xuyên, hàng năm mở rộng thêm đất liền lấn biển phía Tây từ 80 - 100 m. Hệ sinh thái rừng ngập sâu trong nội địa mang tính đặc thù tạo sự cân bằng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Vùng biển Cà Mau là nguồn tài nguyên hải sản lớn; là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng lớn và đa dạng các lồi hải sản, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú.... Trữ lượng cá vùng biển Cà Mau khoảng 600 ngàn tấn và cho phép khả năng tổng lượng khai thác hàng năm khoảng 200 - 250 ngàn tấn các loại là một nền tảng rất tốt để phát triển ngành khai thác hải sản.

Tuy nhiên, Cà Mau cũng có một số yếu điểm cần khắc phục để có thể phát triển

được ngành khai thác hải sản một cách bền vững. Điểm yếu đầu tiên đó là cơ sở hạ tầng

phục vụ cho khai thác hải sản chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm khai thác. Tiếp theo là trình độ dân trí, đặc biệt là của ngư dân còn nhiều hạn chế gây cản trở trong việc phát triển về mặt khoa học công nghệ áp dụng trong khai thác hải sản. Tỉnh cũng cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lí ngành khai thác hải sản nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quản lí và tính bền vững của quá trình phát triển trong quá trình hội nhập.

Hiện nay, Cà Mau đang đứng trước những cơ hội lớn để có thể phát triển một cách tồn diện và quy mơ ngành khai thác hải sản của mình. Cơ hội lớn đó bắt nguồn từ việc Việt Nam đã ra nhập chính thức WTO tạo ra những cơ hội phát triển cho cả nền kinh tế nói chung và ngành khai thác hải sản nói riêng. Đây chính là cơ hội để Cà Mau mời gọi thu hút đầu tư phát triển ngành khai thác hải sản một cách thực sự hiện đại và quy mô với các nguồn lực tài chính đủ mạnh cũng như công nghệ khai thác hải sản tiên tiến trên thế giới.

Cùng với những cơ hội đó là những thách thức khơng nhỏ mà chính quyền tỉnh Cà Mau cần tập trung đối phó để có thể phát triển ngành khai thác hải sản lên một tầm cao mới. Các thách thức này cũng bắt nguồn từ chính những cơ hội mới từ việc ra nhập WTO

khi các sản phẩm khai thác hải sản của Cà Mau cũng sẽ phải chấp nhận sức cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm khai thác của các nước khác cả về chất lượng, số lượng, hình thức… Việc áp dụng các công nghệ hiện đại phát triển khai thác hải sản cũng như các hình thức đầu tư nước ngoài hay liên doanh liên kết trong khai thác hải sản sẽ tạo ra các thách thức liên quan đến vấn đề môi trường sinh thái, nguồn lợi tự nhiên.

Tóm lại, ngành khai thác hải sản Cà Mau cần sẵn sàng, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, khắc phục các điểm yếu để phát triển trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng,

đầu tư có hiệu quả, bền vững và tiếp tục hội nhập nhanh với thủy sản khu vực, quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh cà mau, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)