Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.3 Nghiên cứu các hạn chế trong quản lý đầu tư công
2.3.3 Nghiên cứu vấn đề kinh phí
Vấn đề thiếu kinh phí cho các hoạt động đầu tư luôn là vấn đề trăn trở
của nhà nước, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, vấn đề này lại càng trở nên khó giải quyết hơn do nhu cầu chi tiêu, đầu tư quá lớn so với các khoản thu vào. Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh nếu xem xét như một
chủ thể độc lập thì hồn tồn có khả năng cân đối các khoản thu chi ngân sách
để phục vụ cho các nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư hiện nay. Tuy nhiên
khi xem xét thành phố dưới góc độ là một bộ phận của cả nước, có trách
nhiệm đóng góp các khoản thu ngân sách cho nhà nước thì lại là một bài tốn khó. Ta có thể thấy tổng thu ngân sách của thành phố tuy rất lớn, nhưng thực tế phần được giữ lại để chi cho địa phương lại chỉ chiếm 26% tổng thu1. Theo quy định, xu hướng càng lúc càng giảm tỉ lệ được giữ lại cho địa phương qua mỗi kỳ cân đối ngân sách càng làm cho thành phố mất đi động lực phấn đấu
tăng trưởng2. Bên cạnh đó, cách điều tiết này lại càng làm cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách tiếp tục chậm cải cách. Ngồi ra cịn phải xét
đến các khoản chi thường xuyên ở thành phố cũng chiếm tỉ trọng rất cao trong
tổng chi ngân sách. Với đặc thù của thành phố có mật độ dân số rất cao, làm cho bộ máy hành chính, sự nghiệp cần rất nhiều lao động, nhưng vẫn bị quá
tải. Hậu quả là quỹ lương của thành phố luôn là vấn đề cần được tập trung
giải quyết, việc thiếu nguồn vốn đầu tư công dẫn đến việc lên kế hoạch đầu tư của thành phố sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đây là vấn đề thành phố cần có các
kiến nghị với Trung ương để điều chỉnh cho phù hợp.
1 Căn cứ Nghị quyết số 1051/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 7/11/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2 Luật Ngân sách năm 2002, tại điểm g, khoản 2, điều 4 quy định như sau: “Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm
51
Trong phân bổ ngân sách hiện nay của thành phố đang gặp tình trạng là các đơn vị quản lý ngành, quản lý địa phương đăng ký danh mục các cơng
trình cần đầu tư với số lượng lớn, với quan điểm là nếu không đăng ký thì sẽ khơng có dự án được triển khai trên địa bàn mình. Các đơn vị khi đăng ký đều không nêu mức độ ưu tiên của các dự án mà trong báo cáo danh mục đều cho rằng tất cả các dự án là rất cần thiết, nhằm tránh việc bị loại bỏ một số dự án của đơn vị mình ra khỏi danh mục đăng ký. Bên cạnh đó, việc đăng ký thực hiện nhiều cơng trình cịn do tâm lý nếu khơng thực hiện nhiều dự án thì sẽ khơng sử dụng hết phần vốn ngân sách được cấp, khi đó sang năm, khoản vốn ngân sách cấp cho đơn vị sẽ bớt đi, do bị xem như là khơng có nhu cầu.
52
Chương 3: Kết quả phân tích đạt được và các cải cách thành phố cần thực hiện, các kiến nghị với Trung
ương: