So sánh với kết quả nghiên cứu trước tại đầm Thủy Triều

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường các ao nuôi cá mú và vực nước liền kề thôn bãi giếng nam – xã cam đức – thị xã cam ranh – tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 34)

III. Chất lượng môi trườngg nước

3.4.3 So sánh với kết quả nghiên cứu trước tại đầm Thủy Triều

Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu trước đây của Phạm Văn Thơm et al, tháng 08/1995 [17] (ở vịnh Cam Ranh - đầm Thủy Triều) và tháng 10/2003 [15] (ở đầm Thủy Triều) thấy rằng hàm lượng vật lơ lửng, DO, NO2-N, NO3-N và SiO3-Si và giá trị của pH, BOD5 không có sự thay đổi. Vai trò của yếu tố dinh dưỡng giới hạn trong khu vực này cũng không thay đổi từ 2002 đến nay.

Như đã thảo luận ở trên hiện nay chất lượng nước vùng này khá tốt bởi vì nước thải từ ao ra được nước biển pha loãng và lưu thông nhanh. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực này vẫn có thể sẽ là một trong những nguyên nhân gây cơ bản gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước xã Cam Đức. Vì các nhà máy đường, chế biến thủy sản và cảng Ba Ngòi nằm khá xa khu vực này.

Ở Việt Nam, chưa có nhiều dữ liệu đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nước thải hữu cơ từ trang trại Nuôi Trồng Thuỷ Sản nội địa và ven bờ ra môi trường (Tạ Khắc Thường, 2002) [22] nên việc tính toán lượng chất hữu cơ thải ra từ các ao nuôi cá Mú là khó khăn. Tuy nhiên, nếu dựa theo nghiên cứu của Hakanson et al (1988) [22] khi đánh giá nguồn chất hữu cơ thải từ các trang trại cá biển ở một số quốc gia Bắc Âu năm 1996 thì lượng Nitrogen (N), Phosphorus (P) thải ra lần lượt là khoảng 8,85 % và 3,5 % sản lượng cá nuôi. Áp dụng cho các đìa nuôi cá Mú nghiên cứu (giả sử 1 vụ 10 - 12 tháng cá đạt trung bình 1,1 kg/con,

sản lượng 3630 kg), lượng Nitrogen (N), Phosphorus (P) thải ra lần lượt là 321,3 kg và 127,1 kg. Như vậy 1 ha ao nuôi cá Mú sẽ thải ra 286,9 kg N và 113,5 kg P. Nếu tính cho 3 ha ao nuôi cá Mú ở thôn Bãi Giếng Nam thì thải ra 860,7 kg N và 340,5 kg P. Trong suốt quá trình nuôi lượng chất thải này sẽ được đưa vào đầm liền kề qua quá trình thay nước (khi nuôi) và cào ao khi thu hoạch. Sự tích luỹ theo thời gian cùng với chất thải của các hoạt động kinh tế khác có thể sẽ làm gia tăng hàm lượng N, P trong đầm liền kề. Với 3 ha ao nuôi này giả sử nuôi tôm Sú năng suất trung bình 2300 kg/ha/vụ (3,5 tháng), nuôi 2 vụ/năm thì sẽ đạt 13800 kg/năm (Trương Minh Đức, 1998) [24]. Nếu hệ số thức ăn của tôm nuôi FCR = 2 thì lượng Nitrogen (N) và Phosphorus (P) thải ra lần lượt là 8,7 % và 2,8 % sản lượng tôm nuôi (Tạ Khắc Thường, 2002) [22]. Khi đó 3 ha ao nuôi tôm sẽ thải ra 1200,6 kg N và 386,4 kg P. Như vậy cũng với 3 ha ao nuôi này nếu nuôi tôm Sú thì lượng Nitrogen (N) và Phosphorus (P) thải ra nhiều hơn so với nuôi cá Mú.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường các ao nuôi cá mú và vực nước liền kề thôn bãi giếng nam – xã cam đức – thị xã cam ranh – tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)