HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 38 - 40)

f. Các Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

2.1. HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

Mặc dù hoạt động M&A trên thế giới đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng tại Việt Nam, hoạt động này mới được hình thành từ năm 2000. Theo số liệu của PriceWaterhouseCoopers (PWC), trong quý 1/2008, hoạt động M&A ở Việt Nam diễn ra khá náo nhiệt với giá trị giao dịch lên 302,3 triệu USD, qua quý 2 con số là 44,1 triệu USD. Nhìn vào số liệu thống kê trên nếu cho rằng hoạt động M&A giảm là chưa chính xác. Bởi gần đây, các thương vụ M&A không thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có thơng báo thì giá trị giao dịch cũng không được tiết lộ. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngồi, tính đến cuối năm 2007, có khoảng 113 vụ M&A với tổng trị giá lên tới 1.753 tỷ USD, có 1.092 dự án chuyển nhượng vốn với tổng giá trị 16,8 tỷ USD. Năm 2006, số vụ giao dịch M&A là 38 với

tổng giá trị 299 triệu USD. Số liệu năm 2005, cả nước có 18 vụ M&A, tổng giá trị 61 triệu USD. Các hoạt động M&A ngày càng phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Nhiều hoạt động M&A thành công trong thời gian qua như :

+ Qantas mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines trị giá 50 triệu USD;

+ Indochina Capital Vietnam Holding mua 20% cổ phần của Công ty thời trang Việt - Ninomaxx;

+ Tập đồn Goldman Sachs đầu tư 30% cổ phần Cơng ty cổ phần Diana;

+ Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bán 25% cho các đối tác nước ngoài – trong đó có 15% từ Sumitomo Mitsui trị giá 225 triệu USD, ...

Trong khi đó trên thế giới, cũng theo thống kê của PWC, năm 2006 có gần 30.000 vụ M&A, tương ứng 77 vụ/ngày với giá trị 10 tỷ USD/ngày. Tổng giá trị những vụ M&A trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2007 là 2.500 tỷ USD, mức tăng trưởng

“bùng nổ‟‟ 53%. Dưới đây là bảng số liệu tổng quan về hoạt động M&A của 14 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2006.

Bảng 2.1: Số liệu M&A tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2006

Nguồn: Hãng Price Waterhouse Coopers (PWC) - trích nguồn Asia – Pacific Bulletin

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình hoạt động M&A ở Việt Nam chưa được PWC phản ánh do chúng ta chưa có kênh thơng tin chính thống cung cấp số liệu cho PWC, nhưng thực tế hoạt động M&A đã có tại Việt Nam trong thời gian này. Tuy năm 2006 là một năm được xem là bùng nổ hoạt động M&A tại Việt Nam, nhưng xét về giá trị, số lượng các thương vụ M&A thì Việt Nam vẫn là “người em út” trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)