Định hướng phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh bình dương đến năm 2015 (Trang 58 - 61)

NĂM 2015.

3.2.1. Định hướng về quy hoạch phát triển.

Cho đến nay thực trạng quy hoạch đầu tư xây dựng các siêu thị cịn nhiều bất cập, chưa cĩ phương án quy hoạch cụ thể. Vì vậy, một trong những nội dung quan

trọng của việc phát triển siêu thị đến năm 2015 là xây dựng quy hoạch siêu thị thống nhất trên phạm vi cả nước:

- Quy hoạch phát triển siêu thị phải bảo đảm đủ bán kính phục vụ, số lượng dân cư trung bình để phục vụ của các siêu thị. Các siêu thị khơng nên quá gần nhau dẫn đến việc cạnh tranh khơng lành mạnh, giảm hiệu quả kinh tế và xã hội. Mặt khác siêu thị phải là cầu nối tạo sự gắn kết hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

- Siêu thị phát triển theo xu hướng khắc phục những hạn chế của loại hình bán lẻ truyền thống (quy mơ phạm vi, vệ sinh an tồn thực phẩm, quản lý nhà nước,….), đồng thời phát huy được tính chất văn minh hiện đại của các siêu thị.

3.2.2. Định hướng về phát triển các nhà phân phối kinh doanh siêu thị.

- Nhà nước cần ưu tiên khuyến khích các thương nhân trong nước kinh doanh siêu thị đứng ra thành lập các kênh phân phối liên kết dọc vững chắc, nhằm phát triển sản xuất hàng hĩa với quy mơ lớn cung cấp cho các siêu thị, sẽ bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng qua việc mua được sản phẩm tốt cĩ chất lượng với giá cả chấp nhận được trong mơi trường văn minh, tiện nghi và an tồn.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước phát huy tối đa lợi thế so sánh am hiểu về phong tục, tập quán và thĩi quen tiêu dùng của người Việt Nam. Nhà nước cần cĩ chính sách hổ trợ về tín dụng, thơng tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật để các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước gia tăng tính cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam.

3.2.3. Định hướng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cĩ thể khẳng định rằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo các điều kiện thuận lợi về mặt bằng diện tích sẽ gĩp phần quan trọng cho việc quyết định quy mơ và tính chất kinh doanh của các siêu thị. Chính phủ cần hổ trợ các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, xây dựng cơ sở hạ tầng hay quy hoạch mặt bằng để các siêu thị thuê lại. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước về mặt quản lý, cũng

như giúp cho các siêu thị cĩ điều kiện để giảm giá, tăng lợi ích của kênh phân phối này đồng thời mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Vì vậy trong thời gian tới cần phải định hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng diện tích kinh doanh cho các siêu thị theo hướng:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho thuận tiện với nhu cầu mua sắm của người dân, đồng thời phải phù hợp theo yêu cầu phát triển của chính bản thân các siêu thị.

- Quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng dành cho siêu thị là một trong những biện pháp quản lý sự phát triển của siêu thị cĩ hiệu quả nhất. Kinh nghiệm cho thấy Thái Lan là một trong những nước thành cơng trong việc quản lý siêu thị thơng qua quản lý mặt bằng xây dựng siêu thị. Bởi vì, siêu thị chỉ cĩ thể phát huy hiệu quả với quy mơ lớn, do đĩ để hệ thống siêu thị kinh doanh đạt hiệu quả thì cần phải dành mặt bằng đủ rộng thích hợp cho siêu thị hoạt động.

3.2.4. Định hướng về tổ chức và quản lý hoạt động siêu thị.

Tổ chức và quản lý siêu thị là vấn đề khá phức tạp, thường là khơng phát huy được hiệu quả do trong thực tiển quản lý cịn nhiều bất cập. Trên cơ sở những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và yêu cầu nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý các siêu thị tại tỉnh Bình Dương hiện nay, những nội dung cơ bản của định hướng này bao gồm:

- Tăng cường cơng tác quản lý đối với các siêu thị hiện cĩ ngày càng trở nên cấp thiết, do sự gia tăng số lượng siêu thị hiện nay và những kỳ vọng mà hệ thống siêu thị sẽ đem lại cho nền kinh tế. Cần xác định rõ các mục tiêu quản lý, nghiên cứu đổi mới các hình thức và phương thức quản lý đối với các siêu thị, đồng thời phương thức tổ chức quản lý siêu thị phải phù hợp với mục tiêu quản lý đề ra.

- Siêu thị là loại hình kinh doanh hiện đại với trình độ tổ chức quản lý cao do đĩ phải cĩ đội ngũ nhân lực đủ trình độ để vận hành các siêu thị hoạt động đạt hiệu quả. Cho nên việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kể cả ở bộ

phận quản lý nhà nước về siêu thị, đơn vị kinh doanh siêu thị cũng như về phía người tiêu dùng là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh bình dương đến năm 2015 (Trang 58 - 61)